- Đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền , phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trên cả chiều rộng và chiều sâu , tuyên truyền trật tự an toàn giao thông đến từng người tham gia giao thông , huy độngv à phối hợp chặt chẽ các lực lượng chuyên trách của chính quyền với các đoàn thể xã hội,đẩy mạnh cuộ vận động “ Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của mọi tầng lớp nhân dân.
- Tăng cường cơ chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông .Tổ chức các đợt cao điểm tăng cường kiểm tra , kiểm soát , xử lý nghiêm các hành vi vi phạm , coi đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất để tạo thói quen chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông .Cần xử lý kiên quyết hơn nữa những hành vi và là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn giao thông.
Cưỡng chế thi hành pháp luật là biẹn pháp quan trọng của Nhà nước pháp quyền vì các quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành và được bảo
đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế .Trong hoạt động tuần tra kiểm soát , xử lý những vi phạm về trật tự an toàn giao thông hiện nay , ngoài lực lượng công an (cảnh sát giao thông)là chủ yếu còn có lực lượng thanh tra giao thông .Đối với lực lượng cảnh sát giao thông công tác tuần tra kiểm soát là 1 trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật an toàn giao thông , tham gia đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm và các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông nhằm góp phần đảm bảo giao thông luôn trật tự ,an toàn và thông suốt , đồng thời phòng ngừa hạn chế tai nạn giao thông xảy ra .
Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra ,kiểm soát , xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông cần xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông trong sạch vững mạnh từng bước tiến lên chính quy hiện đại.Một vấn đề hết sức tế nhị là cần có quy định dứt khoát cấm các cán bộ chiến sĩ cảnh sát giao thông , thanh tra giao thông có phương tiện riêng (xe vận tải hành hoá , xe chở khách) tham gia kinh doanh vận tải kể cả trực tiếp lẫn mang dang nghĩa này nhằm đảm bảo tính trong sáng , vô tư khi thi hành công vụ và không mang tiéng là “khó người dễ ta”.
Trong quá trình thực hiện việc kiểm tra kiểm soát cần giáo dục các cán bộ chiến sĩ thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về thái độ , tác phong , triệt để chông tham nhũng tiêu cực .Thực hiện việc xử lý các hành vi vi phạm bằng nhiều hình thức như phạt tiền , cắt ô phiếu kiểm soát thu hồi bằng lái…..một số trường hợp cần kiên quyết truy tố trách nhiệm hình sự.Đặc biệt đối với các trường hợp “chạy dù” , “chạy thả” có thể tiến hành biện pháp mạnh như tạm giữ phương tiện từ 1 đến 2 tháng kết hợp với phạt tiền .
Uỷ ban nhân dân tỉnh , thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể cho cấp quận huyện phường xã phối hợp với các ngành thực hiện chức năng của mình để phòng ngừa và đấu tranh chông nạn đua xe trái phép , gây rối trật tự cong cộng.Hình thành thế trận nhân dân phát hiện đối tượng có dấu hiệu đua xe trái phép , tụ tập cổ vũ gây rối trật tự công cộng .Thực hiện công tác phòng chống đua xe trái phép là của toàn xã hội ,bởi vì mọi biểu hiện của các đối tượng đua xe trái phép đều không qua được tai mắt của nhân dân.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý , giải toả các trường hợp vi phạm lấn chiếm , tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ , đường sắt và đường thuỷ nội địa.
Chúng ta cũng cần thấy rằng việc đấu tranh với những lề thói cũ , những vi phạm có tính phổ biến trong lĩnh vực vận tải đường bộ như lần chiếm lòng lề đường để họp chợ , buôn bán , đậu đỗ rước khách bừa bãi bất kể bảng cấm , tình trạng “đua bơi” chạy quá tốc độ cho phép , tranh giành khách bất kể nguy hiểm , tính tự do thiếu tự giác của lái xe và một số cá nhân …là vấn đề thật không dễ dàng , đơn giản .Do vậy cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của 2 lực lượng chính trên địa bàn là cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông.Không nên hình thành những chốt chặn cố định mà chia thành các tổ thường xuyên kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm một cách kiên quyết và cần phải tiến hành 1 cách liên tục lâu dài , không nên tập trung theo cao trào , giai đoạn , hết đợt thì đâu cũng vào đấy.
- Đầy mạnh công tác bảo đảm giao thông , từng bước cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông , tăng cường duy tu bảo dưỡng hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu giao thông , xoá các điểm đen , các đoạn đường trọng điểm thường xảy ra
tai nạn giao thông , bảo đảm giao thông đường bộ , đường sắt , đường thuỷ nội địa thông suốt an toàn.
Cơ sở hạ tầng giao thông đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn nhiều hạn chế .Do hệ thống đường còn hẹp nên chưa tách được dòng giao thông cơ giới và thô sơ trên các tuyến quốc lộ, đường chính .Các điểm giao cắt chủ yếu vẫn trong tình trạng giao cắt đồng mức kể cả với đường sắt.Dân cư sống dọc các tuyến đường , kể cả những tuyến đường mới xây dựng, phát triển đến đâu thì nhà dân lại alan ra đến đó , việc sử dụng đường , các hành lang bảo vệ đường theo quy định vẫn còn là vấn đề nan giải ….
Bên cạnh việc cải tạo , nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ , 1 số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay là:
+ Hệ thống biển báo , thông tin , tín hiệu chỉ dẫn , hệ thống gương hình cầu cần được lắp đặt theo quy định ở những nơi cần thiết.
+ Xây dựng các quy tắc giao thông trên đèo dốc
+ Xây dựng và lắp đặt các thiết bị phòng hộ , bảo vệ , các biện pháp kiểm soát các đường ngang , đường chính.Quan tâm bảo vệ người đi bộ , đi xe thô sơ bằng việc dùng các đường gom ,cầu vượt, đường hầm.
+ Xây dựng đường lánh nạn trên các đèo dốc.Tổ chức chỉ huy , điều hoà giao thông hợp lý trên các đoạn đường đèo dốc nguy hiểm.Lập các trạm kiểm soát giao thông , kỹ thuật phương tiện ở 2 đầu đèo dốc nguy hiểm.Ngoài ra các trang thiết bị trang bị dọc trên các tuyến đường như điện thoại , cứu thương cũng cần được quan tâm đúng mức .
Để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ do yếu tố đường gây ra , ngoài việc đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế thi công xây dựng , bảo dưỡng
, duy tu các công trình giao thông ,đảm bảo chất lượng kỹ thuật của các công trình ,cần áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố gây tai nạn giao thông do đường.
Có quy định cụ thể về kiểm toán an toàn giao thông đối với các đường cải tạo , nâng cấp ,làm mới.
Làm tốt công tác kiểm toán sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông , hạn chế những bất lợi nguy hiểm trên đường.Điều này cần được quán triệt từ khi thiết kế , duy tu , bảo dưỡng đường bộ.Người thiết kế duy tu phải quan tâm đến môi trường giao thông xung quanh con đường như tầm nhìn , nhánh nối vào các đường con , các đường gom , cầu vượt , các biện pháp giải quyết giao cắt, tổ chức giao thông ….
Hàng năm cần thống kê tình hình giao thông theo khu vực và theo chiều dài tuyến đường để xác định các điểm đen , từ đó phân tích nguyên nhân gây tai nạn do đường ở mỗi đoạn, mỗi khu vực để có hướng khắc phục.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp kinh tế hành chính để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân , đặc biệt là xe môtô, phát triển phương tiện giao thông công cộng.
- Tăng cường công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ và đăng ký , đăng kiểm kỹ thuật an toàn phương tiện thuỷ nội địa .Đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo , sát hạch cấp giấy phép lái xe môtô, xe ôtô và phương tiện thuỷ nội địa.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để xử lý các tiêu cực trong nội bộ ngành có liên quan đến công tác tuần tra , kiểm soát xử lý vi phạm , kiểm định , đăng kí đăng kiểm phương tiện , đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe.
- Đối với cán bộ công nhân viên chức cần gương mẫu chấp hành luật giao thông và vận đông người thân , gia đình và nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông .
- Ban an toàn giao thông các cấp cần tăng cường công tác lãnh đạo , chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông và tổ chức kiểm tra việc thực hiện .
- Tăng cường một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo , sát hạch cấp giấy phép lái xe.
Người điều khiển phương tiện giao thông có vai trò rất quan trọng trong việc giảm tai nạn giao thông .Đối với người điều khiển phương tiện giao thông , cần phải quan tâm đến các vấn đề như công tác đào tạo , tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe , chứng chỉ chuyên môn , giáo dục nâng cao đạo đức cho người điều khiển phương tiện.
Trong tình hình mới hiện nay , vấn đề đào tạo lái xe là việc rất quan trọng , không nên cứng nhắc , gò bó chương trình , giáo trình , thời gian học..theo yêu cầu hạn chế của việc sát hạch.Học không chỉ đủ thi đỗ để lấy giấy phép lái xe mà cần có nội dung phong phú , đào tạo hoàn chỉnh 1 nghề nghiệp.Do đó việc đào tạo lái xe vừa mang tính nghiêm khắc vừa mang tính đơn giản , phổ cập.Nghiên cứu bổ sung môn chính trị , đạo đức vào chương trình , giáo trình đào tạo , xem đó như là môn học bắt buộc.
Mục đích cuối cùng của công tác đào tạo là làm cho người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ phải hiểu rõ và chấp hành luật giao thông đường bộ tốt, xử lý tình huống tốt, kỹ thuật tay lái vững vàng , biết giữ cho mình và cho người khác khi điều khiển phương tiện đi trên đường bộ.
Nội dung đào tạo có thể đa dạng song vấn đề quan trọng cuối cùng là sát hạch .Từ kết quả sát hạch mới cấp giấy phép lái xe , sát hạch càng chuẩn mực càng đảm bảo khả năng đánh giá kết quả đào tạo.
Phải coi việc sát hạch cấp giấy phép lái xe là công việc của cơ quan nhà nước .Do vậy cần phải hoàn chỉnh việc tổ chức sát hạch 1 cách chặt chẽ nghiêm túc .Cần nghiên cứu những vấn đề cụ thể như :
+ Củng cố đội ngũ cán bộ sát hạch có đủ năng lực và phẩm chất , trung thực , khách quan .Cơ quan quản lý nhà nướcchịu trách nhiệm về tính đúng đắn của kết quả sát hạch.Cán bộ sát hạch phải qua các kì kiểm tra định kì , được cấp chứng chỉ cán bộ sát hạch.Khắc phục tình trạng sử dụng lái xe cơ quan kiêm nhiệm làm cán bộ sát hạch .Cần tuyển chọn những cán bộ có đủ trình độ , phẩm chất để làm công tác này.
+ Tăng cường các điều kiện cơ sở kỹ thuật cho việc sát hạch.Nghiên cứu trang bị dần các phương tiện cơ giới , vi tính hoá phương pháp kiểm tra sát hạch và cấp giấy phép lái xe.
+ Chấm dứt tình trạng “gửi gắm” trong thi cử ,sát hạch do bà con thân quen của một số cán bộ trong , ngoài ngành ,tạo sự công bằng nghiêm túc trong tổ chức thi cử ,sát hạch.
Như vậy trong các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì biện pháp mang tính trực tiếp hàng đầu là tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật nhà nước, luật lệ giao thông trong cán bộ công chức và quần chúng nhân dân.Trong điều kiện ý thức người dân chưa cao , việc tuyên truyền vận động , giáo dục cộng đồng yêu cầu phải kiên trì , cố gắng làm lâu dài duy trì theo khẩu hiệu “Mưa dầm thấm lâu”.
Chúng ta đều biết rằng trong thời đại ngày nay mặc dù thông tin khoa học , kinh tế ….phát triển ngày càng mạnh mẽ trợ giúp đắc lực cho con người trong sinh hoạt , đời sống và cũng nhờ đó màquản lý với sự hỗ trợ của công cụ hiện đại đã trở thành 1 khoa học với độ chính xác và hiệu quả ngày càng cao hơn.
Tuy vậy yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định , là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu cho việc thực hiện pháp luật và an toàn giao thông đường bộ.
Khó ai có thể phủ nhận rằng với trình độ dân trí tỉnh ta nói chung còn thấp , việc chấp hành luật pháp lỏng lẻo của một số cán bộ công chức và người dân thời gian qua là xuất phát từ sự thiếu hiểu biết đầy đủ về pháp luật, từ những lợi ích cá nhân cục bộ .Hơn nữa qua thống kê cho thấy trên 80% nguyên nhân tai nạn giao thông là do người điều khiển phương tiện không chấp hành đúng các quy định về luật lệ giao thông ,thiếu phẩm chất của người lái xe, những nguyên nhân (loại trừ yếu tố khách quan)thì xuất phát từ nội tại con người vẫn rất lớn .
Đối với việc giáo dục , tuyên truyền pháp luật cần thực hiện một cách thường xuyên và bằng những hình thức phong phú , vừa phát huy tính tự giác vừa có tính bắt buộc.
- Trong công sở nhà nước cần tổ chức sinh hoạt , phổ biến thảo luận các văn bản pháp quy mà nhà nước đã ban hành (ít nhất mỗi tháng 1 lần)
- Xây dựng ý kiến làm đúng quy định, đúng theo những gì nhà nước cho phép không lợi dụng những sơ hở của pháp luật để tư lợi
- Lãnh đạo , thủ trưởng cơ quan kiểm tra chặt chẽ cơ sở quản lý , căn cứ quản lý trước khi ban hành các văn bản quản lý nhà nước tuyên truyền phổ biến trong nhân dân thông qua phương tiện chủ yếu là báo , đài phát thanh
truyền hình , văn nghệ quần chúng .Những nội dung cụ thể , bức xúc có thể tổ chức đến các tổ dân phố , xóm ,ấp….việc lựa chọn báo cáo viên trong tuyên truyền phổ biến pháp luật là rất quan trọng vì cần truyền đạt một cách dễ hiểu nhất , thiết thực nhất đến tận người dân.
Đặc biệt đối với vấn đề an toàn giao thông và tai nạn giao thông đã thật sự trở thành vấn đề bức xúc mà chính phủ đã đề cập trong chương trình 6 tháng đầu năm 2000.
Trước hết phải giáo dục xã hội làm cho mọi người dân hiểu biết về an toàn giao thông đường bộ, về tác hại của tai nạn giao thông đườn g bộ để họ chấp hành , họ thực hiện.
Cách tuyên truyền của chúng ta hiện nay là chưa sâu và chưa rộng , cần tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục trong một thời gian dài để thấm dần đến mỗi người dân.
Để việc thực hiện biện pháp giáo dục về an toàn giao thông và tác hại của tai nạn giao thông đến sin hoạt của phường , xã , khu phố như tuyên truyền vấn đề sinh đẻ có kế hoạch hoặc phòng chống AIDS .Lĩnh vực về an toàn giao thông , phòng chống tai nạn giao thông mà hiện nay tác hại của nó ghê gớm không thua gì bệnh AIDS , những mức độ cảnh giác thông qua thông