Sử dụng phèn Al2(SO4)3 với pH =6 để xử lý nước rỉ rác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp phước hiệp bằng phương pháp keo tụ (Trang 82 - 88)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.3.2Sử dụng phèn Al2(SO4)3 với pH =6 để xử lý nước rỉ rác

Từ kết quả thí nghiệm trên ta có được hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ với phèn FeCl với pH tối ưu là 6 và lượng phèn là 3,5ml (100g/l). Từ

kết quả đã xác định được ta bắt đầu xử lý nước rỉ rác và có được kết sau 2 lần keo tụ được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 5.28 Kết quả sau 2 lần xử lý bằng phèn Al2(SO4)3

STT Thông số Đơn vị Trước xử lý Xử lý lần 1 Xử lý lần 2

1 pH 7,9 6 6 2 SS mg/l 1.325 830 640 3 TDS mg/l 17.452 15.520 10.870 4 COD mgO2/l 26.560 17.480 9.410 5 BOD mgO2/l 19.230 15.018 8.704 6 Phospho tổng mg/l 17 15,4 13,5 7 Nitơ tổng mg/l 1.632 1.315 1.230 8 Độ đục NTU 680 465 250

Kết quả xử lý thể hiện qua biểu đồ sau :

Hình 5.27 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD, SS, độ đục sau 2 lần keo tụ với phèn Al2(SO4)3.

Hình 5.28 Hình ảnh nước rỉ rác sau 2 lần xử lý

Nhận xét chung :

Sau khi keo tụ lần 1 với 3 loại phèn ta thấy được hiệu quả xử lý vào khoảng 41% COD, 35% SS, 36% độ đục trong nước rỉ rác. Với cả 3 loại phèn ta thấy hiệu quả xử lý là như nhau xong với phèn FeSO4 thì lượng phèn sau 2 lần xử lý ít hơn và hiệu quả hơn so với phèn FeCl3 và phèn Al2(SO4)3. Vậy để hợp với kinh tế ta chọn phèn FeSO4 để xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ nhiều bậc.

Sau khi keo tụ lần 2 hiệu quả xử lý như sau : 64% COD, 53% SS, 65% độ đục trong nước rỉ rác.

Ta thấy sau 2 lần xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ nhiều bậc hiệu quả xử lý được các chỉ tiêu ô nhiễm như COD, SS, BOD, độ đục là rất cao. Riêng các chỉ tiêu về các kim loại nặng trong nước thì hiệu quả không cao. Điều này chứng tỏ rằng với phương pháp keo tụ hiệu quả xử lý được hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước rỉ rác. Từ đó có thể đề ra các bước xử lý tiếp theo để nước xử lý đầu ra phải đạt theo tiêu chuẩn xả thải và không gây ô nhiễm môi trường.

Kết quả qua 2 lần xử lý nước rỉ rác của BCL Phước Hiệp bằng phương pháp keo tụ cho thấy hiệu quả xử lý được các chỉ tiêu ô nhiễm sau xử lý là rất khả quan, hiệu quả xử lý CO D khoảng 64%, với SS là 53% và với độ đục là 65%. Với kết quả trên tác giả đề xuất quy trình xử lý tiếp theo bằng phương pháp sinh hoc để xử lý nhằm giảm được các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước rỉ rác và thải ra môi trường theo tiêu chuẩn xả thải TCVN.

Nước rỉ rác Song chắn rác Axít H2SO4 20% Phèn FeSO4 Phèn FeSO4 Cặn lắng đưa về bãi chôn lấp Xả thải

Hình 5.29 Sơ đồ công nghệ đề xuất để xử lý nước rỉ rác BCL Phước Hiệp

Thuyết minh sơ đồ công nghệ

Nước rỉ rác thô được đưa vào bể điều hoà đồng thời là bể ngăn thu nước, tại đây nước rỉ rác được điều chỉnh biến thiên lưu lượng sau đó nước rỉ rác được bơm

Bể điều hoà kết hợp ngăn thu Trạm bơm Bể trung hoà Bể keo tụ lần 1 Bể lắng 1 Bể keo tụ lần 2 Bể lắng 2 Bể UASB Bể Aeroten Bể lắng 3 Hồ sinh học (bãi lọc ngập trồng cây)

định bằng cách châm axít H2SO4. Sau khi hiệu chỉnh được pH tối ưu nước rỉ rác sẽ được đưa tới bể keo tụ 1, tại đây nước rỉ rác sẽ được khuấy trộn với phèn và tác dụng của phèn và các hạt polimere làm mất tính ổn định của các hạt chất rắn trong nước và tạo ra các bông keo.

Tiếp theo nước sẽ được chảy sang bể lắng 1, ở đây các bông keo cũng như các hợp chất hữu cơ không tan sẽ được lắng xuống dưới bể. Quá trình thực hiện xử lý sau bể lắng 1 thì hiệu quả xử lý được các thông số COD, SS được khoảng 40%. Tiếp theo nước rỉ rác sẽ được keo tụ một lần nữa tại bể keo tụ 2 rồi sang bể lắng 2. Sau 2 lần keo tụ hiệu quả xử lý được hầu hết các hợp chất khó phân hủy, riêng COD, SS, độ đục hiệu quả xử lý được 64%. Nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lý vẫn còn rất cao do đó ta dùng phương pháp sinh học để xử lý tiếp nhằm giảm được các chỉ tiêu.

Nước rỉ rác sẽ được xử lý sinh học kị khí qua bể UASB, tại đây vi sinh vật kị khí sẽ oxy hóa được các chất hữu, các hợp chất ô nhiễm trong nước sẽ giảm đi. Nước rỉ rác được lưu tại bể UASB đến khi hiệu quả xử lý được khoảng 90% ta tiếp tục xử lý nước qua bể sinh học hiểu khí Aerotank. Ở bể Aerotank nước thải sẽ bị oxy hóa BOD, COD bởi các vi sinh vật hiếu khí bằng hệ thống sục khí. Ở đây Nitơ có thể tiếp tục được loại bỏ. Sau đó nước rỉ rác sẽ được lưu tại hồ sinh học trước khi đủ tiêu chuẩn để xả ra môi trường.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp phước hiệp bằng phương pháp keo tụ (Trang 82 - 88)