KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.1.1 Cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH
STT Chỉ Tiêu Đơn vị BCL Phước Hiệp
1 pH - 7,9 2 SS mg/L 1.325 3 TDS mg/L 17.452 4 COD mgO2/L 26.560 5 BOD mgO2/L 19.230 6 Phốtpho tổng số mg/L 17 7 Nitơ tổng số mg/L 1632 8 Độ đục NTU 680
Mô hình 1 2 3 4 5 6
Lượng phèn (ml) 3 3 3 3 3 3
pH 8 7,5 7 6,5 6 5,5
Sau khi thực hiện xong thí nghiệm, kết quả phân tích mẫu như sau:
Hiệu quả xử lý COD
Bảng 5.3 Hiệu quả xử lý COD sau khi thí nghiệm cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH
Mô hình 1 2 3 4 5 6
COD 17.542 17.758 16.412 15.465 16.587 17.854
Hiệu quả xử lý 34% 33% 38% 41% 37% 32%
Hiệu quả xử lý COD được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 5.1 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD khi cố định phèn FeSO4, thay đổi pH
Nhận xét : Quan sát kết quả thí nghiệm và thể hiện trên biểu đồ cho thấy hiệu quả sau khi khi keo tụ ở pH = 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5 ở các mô hình như sau :
- Mô hình 1, 2, 3, 5, 6 sau khi thực hiện xong thí nghiệm có hiện tượng nước trong, bông keo to, quá trình lắng tốt xong hiệu quả xử lý COD không cao.
- Ở mô hình 4 hiệu quả xử lý tốt nhất hiện tượng là nước trong, bông keo to và lắng rất nhanh, COD giảm được 41% so với nồng độ COD ban đầu và cao hơn hiệu
Kết luận: Sau khi quan sát hiện tượng và kết quả phân tích cho thấy hiệu quả xử lý nước rỉ rác của BCL Phước Hiệp với pH = 6,5 hiệu quả xử lý COD là cao nhất.
Hiệu quả xử lý hàm lượng chất rắn lơ lửng SS
Bảng 5.4 Hiệu quả xử lý SS sau khi thí nghiệm cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH
Mô hình 1 2 3 4 5 6
SS 945 921 942 840 850 892
Hiệu quả xử lý 28% 30% 28% 36% 35% 32%
Hiệu quả xử lý SS được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 5.2 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý SS khi cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH
Nhận xét : Quan sát kết quả thí nghiệm và thể hiện trên biểu đồ cho thấy hiệu quả sau khi khi keo tụ ở pH = 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5 ở các mô hình như sau :
- Ở mô hình 1; 2; 3; 5; 6 sau khi thực hiện xong thí nghiệm kết quả quan sát cho thấy nước trong, các bông keo lắng tốt và nhanh xong kết quả phân tích cho thấy hàm lượng SS giảm đi đáng kể và xử lý tốt ở pH từ 5,5 – 6,5.
- Ở mô hình 4, ta thấy hiệu quả xử lý SS là cao nhất. Quan sát thấy được chất lượng nước ở mô hình 4 trong hơn, các bông keo lắng nhanh, SS giảm đi 36% so với
Kết luận : Sau khi quan sát và phân tích số liệu của thí nghiệm ta thấy được hiệu quả xử lý SS ở pH = 6,5 là cao nhất.
Hiệu quả xử lý độ đục
Bảng 5.5 Hiệu quả xử lý độ đục sau khi thí nghiệm cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH
Mô hình 1 2 3 4 5 6
Độ đục 560 525 542 485 450 530
Hiệu quả xử lý 17% 22% 20% 28% 33% 22%
Hiệu quả xử lý độ đục được thể hiện qua biểu đồ sau :
Hình 5.3 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý độ đục khi cố định phèn FeSO4, thay đổi pH
Nhận xét :
Quan sát kết quả thí nghiệm và thể hiện trên biểu đồ cho thấy hiệu quả sau khi khi keo tụ ở pH = 8; 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5 ở các mô hình như sau :
- Ở mô hình 1; 2; 3; 4; 6 sau khi thực hiện xong thí nghiệm kết quả quan sát cho thấy nước trong, các bông keo lắng tốt và nhanh xong kết quả phân tích cho thấy hàm lượng SS giảm đi đáng kể và xử lý tốt ở pH từ 5,5 – 6,5.
- Ở mô hình 4, ta thấy hiệu quả xử lý độ đục là cao nhất. Quan sát thấy được chất lượng nước ở mô hình 4 trong hơn, các bông keo lắng nhanh, độ đục giảm đi 33% so với ban đầu và hiệu quả cao hơn ở các mô hình khác.
Kết luận : Sau khi quan sát và phân tích số liệu của thí nghiệm ta thấy được hiệu quả xử lý độ đục ở pH = 6 là cao nhất.
Từ kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm ta có được biểu đồ sau
Hình 5.4 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước rỉ rác khi cố định phèn FeSO4 và thay đổi pH
Từ biểu đồ ta thấy được hiệu quả xử lý COD, SS khi cố định phèn FeSO4 ở pH = 6,5 là tốt nhất tuy nhiên với chỉ tiêu độ đục hiệu quả xử lý tốt ở pH = 6.