b. Viết sơ đồ phản ứng có ghi rõ điều kiện để chuyển hóa I lần lượt thành II,III, IV, V ,VI và VII.
8. Có thể có tối đa mấy monosaccarit mà khi cho tác dụng với phenylhidrazin dư cho cùng một osazon? Lấy thí dụ cụ thể để chứng minh.
9.a. Nêu các tác nhân thường dùng để khử nhóm cacbonyl của monosaccarit thành nhóm – CHOH.
b. Có gì khác nhau về hóa lập thể trong phản ứng khử nhóm C=O của D- glucozơ và D- fructozơ thành nhóm – CH-OH .
10. Hãy phân biệt đồng phân anome và đồng phân epime.
b. Fructozơ tạo thành những anome nào ? Giải thích sự tạo thành và gọi tên chúng . c. Thế nào là α
-anome và β
- anome ?
11. Hãy giải thích các thuật ngữ : cacbohidrat, saccarit, gluxit.
12. Hãy phân biệt các khái niệm : monosaccarit, đisaccarit, oligosaccarit và polisaccarit, cho ví dụ minh họa.
13. a. Viết công thức chiếu Fischer của anđozơ đơn giản nhất. b. Cho biết kí hiệu về độ quay cực .
c. Cho biết kí hiệu R/S .
14. a. Tetrozơ có bao nhiêu trung tâm chiral.
b. Viết công thức chiếu Fischer của các đồng phân lập thể của tetrozơ. c. Phân loại dãy D và dãy L và cấu hình tuyệt đối .
d. Cấu trúc chung của đồng phân threo và erythro.
15. a. Một anđehit tạo thành axetan cần 2 mol ancol còn anđohexozơ chỉ cần 1mol ROH . Giải thích.
b. Viết hemiaxetan bền của D- treozơ.
c. Cho biết cấu trúc của 2 đồng phân đia. Tên của đồng phân 16. a. (+)- glucozơ có bao nhiêu C* .
c. Viết công thức hình chiếu của một trong 8 cặp enantiome của anđohexozơ với nhóm CHO ở phía trên, nhóm CH2OH ở phía dưới và nhóm OH của C* ở xa nhóm cacbonyl nhất nằm bên phải.
d. Xác định cấu hình tương đối và cấu hình tuyệt đối của Glucozơ. 17. a. Fructozơ có bao nhiêu C*
b. 2- xetohexozơ có bao nhiêu đồng phân lập thể .
c. Viết công thức hình chiếu của các đồng phân đó khi nhóm C=O ở trên, nhóm OH ở C* xa nhóm C=O nhất nằm bên phải .
d. Xác định cấu hình tuyệt đối của Fructozơ.
18. a. Viết sản phẩm oxi hóa D- glucozơ bằng axit nitric. b. Viết các lacton vòng 6 cạnh của axit glucaric.
c. Viết sản phẩm khử các lacton thành axit andonic và đun nóng axit đó trên Na/Hg và CO2 để cho andohexozơ .
19. a. Giải thích tại sao khi hòa tan 2- xetohexozơ trong dd NaOH lại thấy có phản ứng với thuốc thử Fehlinh .
b. Giải thích sự hình thành của hai đồng phân dia của andohexozơ.
20.[25] Cho tinh bột tác dụng với nước có xt thích hợp thu được một đisaccarit. Viết công thức cấu tạo phẳng của hợp chất (dạng mở vòng, đóng vòng có thể có).
21. a. Oxi hóa D- glucozơ bằng dung dịch axit nitric loãng ở 1000 C thì thu được hỗn hợp sản phẩm từ đó tách ra được 4 chất A, B, C,D. Cho biết MA = 210 đvc, MB = MC = 192 đvc, MD = 174 đvc. Hãy viết công thức Fisơ của chúng .
b. Cũng trong điều kiện như trên, từ L- Gulozơ sẽ tạo ra những chất nào, công thức Fisơ của chúng?
22. Hãy viết công thức Fisơ của những cặp andohexozơ mà khi bị oxi hóa thì cho cùng một axit andaric dạng meso và khi bị khử thì cho cùng một anđitol dạng meso..
23. Hãy viết công thức Fisơ của những cặp andohexozơ mà khi bị oxi hóa thì cho cùng một axit andaric và khi bị khử thì cho cùng một anđitol
24. Cách làm nào trong những cách dưới đây là được phép và không được phép, vì sao ?
a. Quay công thức Havoc 900 trong mặt phẳng chứa vòng b. Quay công thức Havoc 1800 trong mặt phẳng chứa vòng c. Quay công thức Havoc 900 ra khỏi mặt phẳng chứa vòng d. Quay công thức Havoc 1800 ra khỏi mặt phẳng chứa vòng
e. Chuyển các nhóm phía dưới lên phía trên, nhóm phía trên xuống phía dưới (đổi chỗ nhóm phía trên và phía dưới cho nhau).
25.a.Làm thế nào để chuyển công thức Fisơ của các piranozơ thành công thức dạng ghế ?
b. Hãy chuyển công thức Fisơ của α
- D- glucozơ thành công thức Havoc rồi thành 2 công thức dạng ghế.
c. Dạng ghế nào ở câu b bền hơn ? Vì sao ? 26. a. Hãy viết công thức 2 dạng ghế của β
- D- glucopiranozơ và cho biết thông thường người ta dùng dạng nào, vì sao ?
b. Hãy viết công thức Havoc và công thức cấu dạng chung cho 2 anome của D- glucopiranozơ.
c. Anome nào bền hơn, vì sao?
27. Giải thích tại sao anđozơ phản ứng với Fehlinh và phenylhidrazin nhưng không phản ứng với NaHSO3.
28. L-Ramonozơ là 6- Deoxi- L- manozơ. Khi cho metylα
- L- ramonopiranorit phản ứng với HIO4 dư thì thu được hợp chất A (C6H12O5). Trên phổ hồng ngoại của A không thấy có vân hấp thụ của nhóm cabonyl. Cho A tác dụng với CH3I/ Ag2O thì được dẫn xuất B
(C8H16O5). Chế hóa A với H2/ Ni hoặc NaBH4 đều cho hợp chất C (C6H14O4) a. Viết công thức Fisơ, công thức Havoc của α
- L- ramonozơ và của metylα
- L- ramonopiranorit
29. [15]Viết các cấu tạo của A,B, C với hóa học lập thể phù hợp theo công thức chiếu Haworth : OH O O OH HO OH OH OH CH CN CH2 O CH2OH OH HO OH OH(H) CH2OH H(OH) (A) (B) OH CH2OH OH OH HO OH OH OH CH2 O O (C)
Dạng 2. Bài tập viết chuỗi phản ứng :
1. Biết rằng trong dung dịch, mannozơ tồn tại ở dạng piranozơ. Hãy viết sơ đồ phản ứng của D- mannozơ với các tác nhân dưới đây, gọi tên các sản phẩm tạo thành :
a. [Ag(NH3)]+ d. Anhidrit axetic b. Dung dịch HCl loãng . e. CH3OH/HCl c. Dung dịch NaOH loãng f. (CH3)2SO4 / OH –
2. a. Hãy dùng công thức Fischer hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng theo phương pháp giáng vị Wolal : D- Glucozo NH2OH oxim (A) Ac2O du C18H25O12N (B) AcO- - AcOH C( C)16H21O10N CH3ONa NaOH C5H10O5 ( D ) b. Giải thích sự tạo thành D từ C.
3. Hãy dùng công thức Fischer hoàn thành chuỗi sơ đồ phản ứng sau: Metyl α - D - Glucopiranozo HIO4 Br2/ H2O H3O
+
A ( hôn hop) Metyl α - D - Glucof uranozo HIO4 Br2/ H2O H3O+
B ( hôn hop ) a.
b.