Thuật ngữ bầu trời – Liên quan đến không gian hoặc

Một phần của tài liệu Thổ tinh (Trần Nghiêm dịch) (Trang 31 - 32)

bầu trời – Liên quan đến không gian hoặc

nền trời.

bình đồ địa cầu – Một dụng cụ dùng để dự đoán chuyển động của các thiên thể.

chòm sao – Một số ngôi sao khi nhìn từ phía Trái đất có vẻ như tập trung thành nhóm.

đài thiên văn – Nơi người ta sử dụng kính thiên văn cùng các thiết bị khác để nghiên cứu vũ trụ.

địa cầu – Liên quan đến đất đá, không phải biển hay khí quyển. Các hành tinh nhóm địa cầu bao gồm Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất và Hỏa tinh.

đối nhật – Vị trí tại đó Trái đất nằm thẳng hàng giữa mặt trời và một thiên thể khác.

hành tinh lùn – Một hành tinh rất nhỏ với khối lượng và lực hấp dẫn nhỏ hơn so với các hành tinh khác.

khối lượng – Lượng vật chất mà một vật chứa.

lớp bao – Phần bên trong của một hành tinh, nằm giữa nhân và lớp vỏ bên ngoài.

lực hấp dẫn – Lực tương tác giữa các vật làm cho chúng hút lẫn nhau. Lực hấp dẫn tăng khi các vật tiến đến gần nhau hơn và giảm khi các lực tiến ra xa nhau hơn.

năm ánh sáng – Khoảng cách mà ánh sáng đi được trong một năm (khoảng 9,5 nghìn tỉ km).

nhật tâm – Mặt trời là trung tâm. Hệ Mặt trời của chúng ta là có tính nhật tâm, vì Mặt trời là trung tâm của nó.

nhà vật lí – Nhà khoa học nghiên cứu vật chất và năng lượng.

nhà thiên văn học – Người nghiên cứu không gian vũ trụ cùng các vật thể trong đó.

quỹ đạo – Quay tròn xung quanh một thiên thể.

sao chổi – Một vật thể nhỏ, cấu tạo gồm đá, bụi và băng, quay xung quanh Mặt trời trong quỹ đạo hình elip rất dẹt.

thiên hà – Một đám khổng lồ, quay tròn, gồm các sao, chất khí cùng vật chất khác.

tiểu hành tinh – Một vật thể nhỏ, cấu tạo chủ yếu là đá, quay xung quanh Mặt trời.

trục quay – Đường thẳng tưởng tượng mà một thiên thể quay xung quanh đó.

từ quyển – Khu vực bị tác động bởi lực từ của một hành tinh.

vành đai tiểu hành tinh – Một vùng trong không gian, nằm giữa các hành tinh nhóm trong và các hành tinh nhóm ngoài, nơi đa số các tiểu hành tinh được tìm thấy.

vệ tinh (moon) – Một vật thể tự nhiên quay xung quanh một hành tinh.

vệ tinh (satellite) – Một thiên thể (tự nhiên hoặc nhân tạo) quay xung quanh một vật thể khác trong vũ trụ.

vũ trụ - Toàn bộ vật chất và năng lượng tồn tại ở mọi nơi.

xích đạo – Đường tưởng tượng bao vòng quanh chính giữa của một hành tinh, phân chia bán cầu bắc và bán cầu nam của nó.

Thổ tinh

Một phần của tài liệu Thổ tinh (Trần Nghiêm dịch) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)