2. Một số đánh giá về thực trạng thương mại dệt may Việt Nam-EU.
3.2. Định hướng thương mại dệt may Việt Nam-EU
Trên cơ sở những Hiệp định khung giữa Việt Nam và EU ký kết, hai bên đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi nhằm thúc đẩy thương mại ngành dệt may.
Dựa trên sự phân tắch thực trạng thương mại với EU trong lĩnh vực dệt may, hoạt động buôn bán hàng dệt may với EU trong thời gian tới sẽ được tăng cường theo các hướng sau:
- Mục tiêu cơ bản của ngành dệt may Việt Nam đối với thị trường EU vẫn là: phấn đấu nâng cao sản phẩm cải tiến mẫu mã đáp ứng được đúng thị hiếu cuẩ
người tiêu dùng tạo uy tắn để chiếm lĩnh thị trường EU tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu , hạn chế việc khai thác sản phảm bằng hình thức gia công thuần tuý , gia tăng hình thức mua nguyên vật liệu và bán thành phẩm.
- Việc xuất khẩu vào EU những sản phẩm cơ bản, đặc thù của dệt - may Việt
Nam được tăng cường, nhưng phải được hạn chế tốt số lượng được EU ấn định cho hàng năm. Trong việc phân bố quota xuất khẩu vào EU, các cơ quan hữu quan của Việt
Nam sẽ không phân biệt đối xử với các công ty do các nhà đầu tư EU sở hữu một phần hay toàn bộ đang hoạt động tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp Việt Nam đều phải chủ động làm thế nào đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mà Việt Nam có FTA. Nhưng để có thể tận dụng, khai thác được cơ hội, các doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận thông tin xem xu hướng của nó như thế nào.
- EU là một thị trường lớn và rất nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thị trường này rất đa dạng, từ những mặt hàng yêu cầu chất lượng tốt đến trung bình. Đó là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm tới, ngoài việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng truyền thống và có thế mạnh