Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT

Một phần của tài liệu Đề tài Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

III. Thực trạng bảo hiểm y tế Việt Nam và giải pháp 1 Thành tựu

c.Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT

Thứ nhất, nâng cao chất lượng KCB cho người tham gia BHYT.

Một trong những nét đặc thù của BHYT là không thể tách rời ngành y tế nói chung và cơ sở KCB nói riêng. Hiện nay chi của ngân sách cho hoạt động y tế ở Việt Nam đã tăng lên, song mới chỉ đạt 10 USD/người/năm. Trình độ của cán bộ y tế, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện nay chưa đồng bộ, đặc biệt thiếu hụt ở tuyến xã. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ y tế đã nhận được sự đánh giá cao do sự cải thiện tích cực các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế và các biện pháp tuyên truyền giáo dục kiểm tra của lãnh đạo các bệnh viện. Tuy nhiên, tình trạng xuống cấp y đức của một số thầy thuốc vẫn diễn ra do sự quá tải ở các bệnh viện luôn ở tình trạng đáng báo động, chính sách đãi ngộ của cán bộ y tế vẫn còn rất thấp, trong khi đó một số bệnh nhân cũng có những yêu cầu quá mức. Trong thời gian tới, cần nghiên cứu để sắp xếp lại hệ thống bệnh viện theo các địa bàn dân cư, tăng đầu tư cho các bệnh viện tuyến dưới để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhân dân, hạn chế tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Ngành y tế cần tích cực sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đề xuất chính sách đãi ngộ, chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế, cán bộ dược, cán bộ y học cổ truyền.

Thứ hai, bên cạnh việc quy định chế độ khám chữa bệnh cần quy định thêm chế độ phòng bệnh, chẩn đoán sớm và tư vấn sức khỏe miễn phí cho người tham gia BHYT.

Để thu hút người khỏe mạnh tham gia BHYT, bên cạnh việc chữa bệnh cần quy định cả chế độ phòng bệnh, chẩn đoán sớm và tư vấn sức khỏe miễn phí cho

người tham gia BHYT hoặc có cơ chế thưởng cho người tham gia BHYT nhưng có sức khỏe tốt và không phải đi khám chữa bệnh. Những dịch vụ này có chi phí nhỏ nhưng lại có tác động về mặt tinh thần rất lớn vì những người khỏe mạnh tham gia BHYT sẽ thấy được sự hữu ích của hoạt động bảo hiểm này và tích cực tham gia BHYT.

Thứ ba, cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn để xử lý các vi phạm về BHYT như: trốn đóng BHYT cho người lao động, lợi dụng, lừa đảo tiền bảo hiểm. Đồng thời, nên tăng trách nhiệm và quyền hạn cho cơ quan BHXH. Cần quy định thêm chức năng giám sát chất lượng KCB của các bệnh viện cho cơ quan BHXH, bên cạnh lực lượng thanh tra y tế còn rất mỏng hiện nay để tăng hiệu quả của công tác này.

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng trên Nhà nước cần từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về khám, chữa bệnh của nhân dân, nhất là những người có thẻ BHYT trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau: -Nâng cao nhận thức của cấp đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mọi người dân về ý nghĩa tầm quan trọng của BHYT và nghĩa vụ của mỗi người dân trong tham gia BHYT và thực hiện chính sách BHYT.

- Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT, triển khai thực hiện luật BHYT với 3 nội dung cụ thể là:

+ xây dựng và ban hành các văn bản dưới luật;

+ tổ chức việc học tập phổ biên, tuyên truyền nội dung của luật; + xây dựng chỉ tiêu dân số tham gia BHYT và dành ngân sách nhà nước để mua BHYT cho người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

- Tăng cường đổi mới công tác thông tin, truyền thông về BHYT: cuả các cơ quan thông tấn, báo chí; tuyên truyền cho từng đối tượng cụ thể, nhất là một số đối tượng cần được đặc biệt quan tâm như nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên và chủ sử dụng lao động. công tác thông tin, tuyên truyền phải tham gia tích cực vào việc giới thiệu gương tốt trong thực hiện BHYT, đồng thời phát hiện và phê phán những đơn vị và cá nhân không chấp hành nghiêm chỉnh hay vi phạm Luật BHYT.

- Củng cố và nâng cao năng lực và bộ máy thực hiện BHYT; tăng cường đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHYT; tăng cường

hợp tác quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm…để hoàn thiện chính sách BHYT.

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BHYT, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm; đề xuất động viên khen thưởng kịp thời các trường hợp thực hiện tốt chính sách BHYT. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các quy chế phối hợp trong hoạt động BHYT.

- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế;

- Sử dụng tốt các nguồn đầu tư cho mạng lưới khám chữa bệnh, đặc biệt là cơ sở y tế;

- Thực hành tiết kiệm trong khám chữa bệnh BHYT

Trên đây là một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về BHYT, tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao chất lượng của hoạt động BHYT, tiến tới thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân trong thời gian sớm nhất.

Tóm lại, mục tiêu của Việt Nam là xây dựng một hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển. Để đạt mục tiêu này cần có sự lựa chọn một cơ chế tài chính y tế phù hợp, vừa có thể bảo đảm ngân sánh cho y tế, vừa giảm chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của người dân, hỗ trợ người có thu nhập thấp, đồng thời tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh ngân sách nhà nước, BHYT là cơ chế tài chính phù hợp đã được lựa chọn thông qua việc ban hành Luật BHYT.

Một phần của tài liệu Đề tài Bảo hiểm y tế ở Việt Nam (Trang 30 - 34)