III. Thực trạng bảo hiểm y tế Việt Nam và giải pháp 1 Thành tựu
a. Nhóm giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT
Đối tượng tham gia BHYT được chia thành hai nhóm đối tượng là: đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Thực tiễn triển khai các quy định về đối tượng tham gia BHYT cho thấy:
i) Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý mở rộng độ bao phủ của BHYT. Trong những năm qua, đối tượng thụ hưởng BHYT đã liên tục gia tăng. Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện BHYT của BHXH Việt Nam ngày 21/9/2006 : số đối tượng tham gia BHYT đến cuối năm 2005 đạt 22.700 ngàn người, tăng 24% so với năm 2004; đến cuối tháng 6/2006, số người tham gia BHYT đã đạt 30.997 ngàn người.
ii) Hiện đang có sự mâu thuẫn giữa quy định tại Nghị định 63/2005/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 24/8/2005 khi quy định về đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 63/2005/NĐ-CP: những người đã tham gia BHYT bắt buộc nhưng muốn tham gia BHYT tự nguyện để hưởng mức dịch vụ y tế cao hơn người tham gia BHYT bắt buộc có thể tham gia BHYT tự nguyện. Tuy nhiên, Thông tư liên tịch số 22/TTLT-BYT-BTC, phần I lại quy định: BHYT tự nguyện không áp dụng với những người đã có thẻ BHYT bắt buộc.
iii) Thực tế hiện nay, nhiều người dân muốn tham gia BHYT tự nguyện nhưng không được tham gia do quy định tỷ lệ % bắt buộc người cùng tham gia trong cộng đồng. Khi triển khai BHYT tự nguyện đối với học sinh, sinh viên một số trường học, nhiều cơ quan BHXH do dự báo khả năng số học sinh tham gia không đủ tỷ lệ % nên đã không tổ chức thu BHYT tự nguyện. Một số trường đã tổ chức thu BHYT nhưng do không đạt được tỷ lệ học sinh theo quy định nên đã trả lại tiền cho người đóng BHYT tự nguyện. Điều đó làm giảm tốc độ học sinh, sinh viên tham gia BHYT.
iv) Nhiều đối tượng có “tiềm năng” tham gia BHYT bắt buộc chưa được bổ sung kịp thời. Điều đó đã hạn chế mục tiêu thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2010 theo Nghị quyết đã đề ra của Đảng cộng sản Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, chúng ta cần phải nhanh chóng hoàn thiện những vấn đề sau khi quy định về đối tượng tham gia BHYT:
Thứ nhất, việc quy định một trong những điều kiện triển khai BHYT tự nguyện là phải đạt tỷ lệ % cố định người tham gia BHYT cho mọi địa bàn như trong Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC là một điều không hợp lý vì mỗi vùng, miền có thể có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau, nhận thức của người dân không giống nhau về BHYT nói chung, BHYT tự nguyện nói riêng, do đó sẽ khó đạt được mục tiêu xã hội hoá công tác BHYT.Nên chăng, có thể áp dụng tỷ lệ % khác nhau đối với các khu vực khác nhau. Khu vực thành thị, thị xã nên áp dụng tỷ lệ % cao hơn so với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng mà điều kiện kinh tế còn khó khăn. Hoặc có thể áp dụng các tỷ lệ % thấp hơn đối với các tr ờng học lần đầu tiên tham gia BHYT tự nguyện cho học sinh, sinh viên. Như vậy sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người tham gia, đảm bảo mục đích an sinh xã hội của loại hình BHYT này.
Thứ hai, về việc xác định hình thức tham gia BHYT cho nhóm đối tượng không có quan hệ lao động: vào thời điểm hiện tại việc đưa nhóm đối tượng này tham gia BHYT bắt buộc rất khó khăn. Do vậy, trước mắt nhóm đối tượng này sẽ được vận động để tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình.
Thứ ba, nên thực hiện BHYT bắt buộc với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên. Đây là nhóm đối tượng có tiềm năng, không chỉ chiếm số lượng đông đảo mà còn là nhóm đối tượng có nhận thức tốt về mọi mặt. Đây là một giải pháp nhằm giáo dục cho tuổi trẻ ý thức được sự cần thiết và bắt buộc đối với bản thân khi lớn lên phải có trách nhiệm tham gia BHYT.
Thứ tư , xem xét bổ sung các quy định về BHYT đối với đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi. Hiện nay, nước ta đang thực hiện chế độ khám,chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Theo Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì việc KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện theo hình thức
thực thanh, thực chi. Để thực hiện quy định này, nhiều tỉnh đã dành riêng một khoản ngân sách hàng năm để chi trả tiền KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi nhưng chưa có mô hình thống nhất. Qua hai năm thực hiện chính sách này, đã nảy sinh nhiều bất cập như: hầu hết các cơ sở y tế không sử dụng hết dự toán kinh phí KCB dành cho trẻ em trong khi nhiều gia đình vẫn phải tự chi trả cho con em mình; các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn khi lập chứng từ thanh, quyết toán. Thậm chí, có nơi không thể quyết toán được do thiếu hoá đơn, chứng từ hoặc có địa phương còn chưa thực hiện được phát thẻ KCB miễn phí cho trẻ em. Những bất cập này làm
cho quyền lợi của các em không được đảm bảo và các bệnh viện cũng không muốn thực hiện cơ chế này do thủ tục thanh, quyết toán rất phức tạp. Vì vậy, giải pháp tối ưu là thực hiện BHYT cho trẻ em. Bằng cách này có thể giúp các gia đình chủ động về kinh tế cho các em. Các bệnh viện cũng chủ động hơn trong việc KCB.