Hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong tác phẩm tắt đèn của ngô tất tố (Trang 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Hành vi ngôn ngữ

1.2.3.1. Khái niệm "hành vi ngôn ngữ"

Hành vi ngôn ngữ (speech act; còn gọi là hành động ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói...) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phương tiện ngôn ngữ [ Dẫn theo 16].

J.T. Austin - một nhà triết học người Anh là người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết hành vi ngôn ngữ trong cuốn sách được công bố sau khi ông qua đời How to do things with words. Người phát triển lý thuyết này là nhà triết học J.Searle với công trình Speech Acts.

Ở Việt Nam, từ cuối những năm 1980 trở lại đây, vấn đề hành vi ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam đã trình bày khái niệm “hành vi ngôn ngữ” như sau:

Theo Đỗ Hữu Châu: "Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc) Sp2 trong ngữ cảnh C" [3, tr. 88].

Nguyễn Thiện Giáp gọi hành vi ngôn ngữ là hành động ngôn từ, ông cho rằng: "Các hành động được thực hiện bằng lời là hành động ngôn từ... Hành động ngôn từ chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn" [15, tr. 337- 338 ].

Như vậy, "hành vi ngôn ngữ" chính là một hành động sử dụng ngôn từ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp; nó gắn liền với hoạt động nói năng của con người và mang tính chất xã hội.

1.2.3.2. Các loại hành vi ngôn ngữ

Austin cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại hành vi lớn là acte locutoire, acte perlocutoire, acte illocutoire, Đỗ Hữu Châu đã dịch là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời hành vi ở lời.

a. Hành vi tạo lời

Là hành động nói tạo ra một chuỗi các âm thanh có nghĩa làm thành nội dung mệnh đề (nội dung phán đoán) trong lời. Từ đó ý nghĩa của lời được xác lập. Đây là phần ý nghĩa biểu thị nội dung mệnh đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là những hành động “mượn” phương tiện ngôn ngữ, đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc chính người nói. Hành động mượn lời khi thực hiện một phát ngôn là hành vi nhằm gây ra những biến đổi trong nhận thức, trong tâm lý (xúc động, yên tâm, bực mình, phấn khởi...), trong hành động vật lý có thể quan sát được gây ra một tác động nào đấy đối với ngữ cảnh.

c. Hành vi ở lời

Hành vi ở lời (còn được gọi là hành động ngôn trung) là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng nhằm gây ra những hiệu quả ngôn ngữ, tức là chúng ta gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận. Đó là hành động nói được thực hiện bằng một lực thông báo của một phát ngôn (lực ngôn trung) thể hiện mục đích giao tiếp nhất định của lời (đích ngôn trung) như trần thuật, hỏi, cầu khiến làm nên ý nghĩa ngôn trung.

Như vậy, khi thực hiện một phát ngôn, người nói thực hiện ba loại hành vi này, trong đó hành vi ở lời được các nhà ngữ dụng học quan tâm nhất, đồng thời đây là loại hành động tạo nên sắc thái giao tiếp phong phú. Chính vì vậy ở luận văn này chúng tôi chỉ đi sâu vào phân tích, khảo sát đối tượng nghiên cứu hành vi ở lời.

1.2.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời

Để thực hiện được một hành vi nào đó ta không thể thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân theo những điều kiện căn bản mới đạt được hiệu quả.

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó" [3, tr. 111].Theo Austin, điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là các điều kiện "may mắn", nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới "thành công", đạt hiệu quả.

Sau khi điều chỉnh và bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin, Searle đã gọi chúng là những điều kiện sử dụng hay điều kiện thoả mãn. Ông cho rằng có bốn điều kiện sử dụng các hành vi ở lời sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

a. Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành động. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản (đối với các hành vi khảo nghiệm, xác tín hay miêu tả), hay một hàm mệnh đề (đối với câu hỏi khép kín, tức những câu hỏi chỉ có hai khả năng có hoặc không; phải, không phải…). Nội dung của mệnh đề có thể là hành động của người nói (hứa hẹn), hay một hành động của người nghe (lệnh, yêu cầu).

b. Điều kiện nội dung chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về mối quan hệ giữa người nói, người nghe.

c. Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát ngôn. Xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; lệnh đòi hỏi lòng mong muốn; hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói….

d. Điều kiện căn bản đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều được nói ra).

1.2.3.4. Phân loại hành vi ở lời

Người ta chia các hành vi ngôn ngữ ra hai loại: hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp.

a. Hành vi ở lời trực tiếp

Theo Đỗ Hữu Châu, hành vi ở lời trực tiếp được hiểu là: "...các hành vi ngôn ngữ chân thực, nghĩa là các hành vi được thực hiện đúng với các điều kiện sử dụng, đúng với các đích ở lời của chúng đúng với các điều kiện sử dụng’’ [ 3, tr. 145]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Thiện Giáp nhận định: "Hành động ngôn từ trực tiếp là hành động ngôn từ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cấu trúc và một chức năng’’ [15, tr. 390].

b. Hành vi ở lời gián tiếp

Trong thực tế giao tiếp, khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, không phải khi nào ý định của người nói cũng trùng với những điều được nói ra, mà nó nhằm hướng tới một mục đích khác, khi đó chúng ta có hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Vấn đề này đã được nhiều nhà ngôn ngữ trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu và làm sáng tỏ hơn.

Searle chính là người đặt ra thuật ngữ hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp. Theo ông, "... một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp thông qua một hành vi ở lời khác sẽ được gọi là một hành vi gián tiếp" [5, tr. 60 ].

Nguyễn Đức Dân cho rằng: "Một hành vi ngôn ngữ được gọi là gián tiếp khi dạng thức ngôn ngữ của hành vi tại lời không phản ánh trực tiếp mục đích của điều muốn nói" [6, tr. 229].

Hành vi ở lời gián tiếp được Đỗ Hữu Châu quan niệm như sau: "Trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời... Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp" [3, tr. 145].

Hành vi ở lời gián tiếp nhiều khi mang lại hiệu quả cho mục đích giao tiếp hơn là cách nói trực tiếp, góp phần tạo nên sự phong phú của ngôn ngữ hội thoại. Tuy vậy, người sử dụng ngôn ngữ cần dựa vào những điều kiện nhất định để lựa chọn cách sử dụng hành vi ở lời trực tiếp hay gián tiếp để đạt được mục đích giao tiếp.

1.2.4. Hành vi hỏi

1.2.4.1. Một vài nét khái quát

Hành vi hỏi là một hiện tượng có tính chất phổ quát trong đời sống, giao tiếp ngôn ngữ của con người. Đây là một đối tượng có tính chất phức tạp, đa diện nhưng khá thú vị bởi không chỉ đơn thuần hỏi chỉ để biểu thị “điều chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biết” “cái không rõ”, thông qua hành vi hỏi còn thể hiện cả một truyền thống văn hoá, tâm lí, phong tục tập quán...những cách hỏi khác nhau sẽ để lại những dấu ấn văn hoá khác nhau. Qua hành vi hỏi, chúng ta có thể lí giải, đánh giá được ngôn ngữ của người tham gia giao tiếp. Có lẽ vì thế, dạng thức câu hỏi thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ.

Chúng tôi sử dụng thuật ngữ “câu hỏi” theo cách gọi truyền thống. Nó trước hết dùng để hỏi những điều chưa biết, vì thế nghiên cứu câu hỏi thì cũng có nghĩa là đề cập đến vai trò nhận thức của con người, đây là một quá trình phức tạp. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng cần có câu hỏi, và mục đích chính là dùng để hỏi. Nhưng câu hỏi không chỉ yêu cầu trả lời mà trong giao tiếp ngôn ngữ câu hỏi còn để thể hiện một lời chào, sự mỉa mai, trách móc, khẳng định, phủ định hoặc có thể hỏi để khuyên nhủ, hỏi để lảng tránh câu trả lời, hỏi để gây nên một trạng thái cảm xúc nào đó...

1.2.4.2. Đặc điểm về hình thức của câu hỏi

Khi xem xét một phát ngôn có phải là câu hỏi hay không thì phải xem xét trên cả hai góc độ hình thức và nội dung. Bởi vì trong thực tế có những câu hỏi về mặt hình thức là để hỏi nhưng lại không phải dùng để hỏi, ngược lại có những phát ngôn không mang hình thức hỏi nhưng lại được dùng để hỏị

Theo Bách khoa thư ngôn ngữ học do William Bright chủ biên [1992] [dẫn theo 41, tr.8], thì câu hỏi ở các ngôn ngữ thường có một số đặc trưng cấu trúc (hình thức) phổ biến là:

1 - Ngữ điệu lên giọng ở cuối câu đối với câu hỏi có - không.

2 - Các từ nghi vấn đứng ở vị trí đầu câu hoặc đứng ở vị trí trước động từ. 3 - Đảo vị trí của động từ làm vị ngữ đứng sau chủ ngữ trong câu tường thuật lên trước chủ ngữ trong câu hỏi. Việc đảo trật tự này chỉ xảy ra trong các ngôn ngữ có hiện tượng đảo trật tự từ trong các câu hỏi đặc biệt, mà trong các câu hỏi ấy có từ nghi vấn đứng ở đầu câu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Bách khoa thư ngôn ngữ học do William Bright chủ biên, thì câu hỏi là một loại câu có cấu trúc phổ quát, và có ít nhất một chức năng phổ quát đó là nhằm cung cấp một lượng thông tin nào đó. Xét về mặt ngữ nghĩa câu hỏi khác câu tường thuật đó là chúng không thể là chân thực hay không chân thực, là hành động ngôn ngữ câu hỏi giống với câu mệnh lệnh là chúng cần phải có phản ứng đáp lại nào đó. Ngoài yêu cầu cung cấp lượng thông tin, câu hỏi có thể có một số chức năng khác nữa, câu hỏi có thể dùng như những yêu cầu gián tiếp mà không cần câu trả lời bằng ngôn từ.

Một số tác giả ở Việt Nam thường nhận diện câu hỏi theo mục đích nóị. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong “Ngữ pháp Tiếng việt” cho rằng “Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của người nói về một điều gì đó mà mong muốn người nghe đáp lờị Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?)” [31, tr. 134]. Tác giả Nguyễn Kim Thản viết “Câu nghi vấn nhằm mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật về đối tượng hay đặc trưng của đối tượng”. Cho dù ở dưới dạng nào, trong nội dung câu hỏi đều làm nổi rõ một “cái không rõ” mà câu trả lời cần hướng đến. Như vậy, đặc điểm nhận diện về nội dung của câu hỏi bao giờ cũng biểu thị “điều chưa biết” hoặc “cái không rõ”, để người nghe đáp lại “điều chưa biết, cái không rõ” ấy.

1.2.4.4. Phân loại hành vi hỏi

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân chia câu hỏi, song trong hướng nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Nguyễn Đăng Sửu khi chia câu hỏi thành hai loại lớn: câu hỏi đích thực và câu hỏi không đích thực.

(a). Câu hỏi đích thực: là những câu hỏi yêu cầu người nghe trả lời, cung cấp lượng thông tin còn khuyết thiếu hoặc còn chưa rõ theo mục đích của người phát ngôn.

Câu hỏi đích thực là câu hỏi dùng đúng nghĩa, đúng mục đích câu hỏi, để tìm kiếm thông tin và câu trả lời thông tin đó. Câu hỏi đích thực là bộ phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính, bộ phận cốt lõi của các loại câu hỏi trong mọi loại ngôn ngữ. Đối với loại câu hỏi này, các tác giả thường chia làm ba loại chính:

- Câu hỏi có - không. - Câu hỏi lựa chọn. - Câu hỏi có từ nghi vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(b). Câu hỏi không đích thực: là loại câu hỏi không liên quan đến câu trả lời, nó được dùng như một phương tiện truyền cảm, hỏi để thực hiện những mục đích khác nhau của người phát ngôn.

Đây là loại câu hỏi dùng với các mục đích khác nhau trong giao tiếp, và trong tư duy hết sức đa dạng. Loại câu hỏi này cũng chia thành ba loại chính:

- Câu hỏi có - không. - Câu hỏi lựa chọn. - Câu hỏi có từ nghi vấn.

Dù dưới hình thức này, hay hình thức khác, trực tiếp hay gián tiếp, các tác giả đều thống nhất rằng: câu hỏi là loại câu yêu cầu có sự trả lời, cung cấp lượng thông tin còn khuyết thiếu, chưa rõ theo mục đích của người phát ngôn. Trong luận văn này, chúng tôi quan niệm câu hỏi có mục đích trực tiếp tức đòi hỏi sự trả lời (lời đáp), và câu hỏi có mục đích gián tiếp không liên quan đến sự trả lờị. Trong thực tế tiếng việt, chúng ta có thể gặp nhiều trường hợp hỏi để mà hỏi, hỏi cho có chuyện, hỏi để chào, nguyền rủa, ca thán, để cầu khiến, khẳng định, phủ định,... Như vậy, hỏi là một hành vi có mục đích phong phú, tùy theo hoàn cảnh mà xác định đúng mục đích thì giao tiếp mới đạt được hiệu quả tối ưu.

1.3. Tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn 1.3.1. Tác giả Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố (1894-1954), ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ (huyện) Từ sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là một trong những nhà văn hàng đầu của dòng văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngay từ khi còn nhỏ Ngô Tất Tố đã được hưởng một nền giáo dục nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố tự học chữ Pháp một thời gian ngắn và tham gia các kì thi truyền thống lúc bấy giờ.

Năm 1925, Ngô Tất Tố đỗ đầu xứ trong kì khảo hạch ở huyện nhà. Thế nhưng vì lớn lên trong lúc Nho học suy tàn, giữa buổi văn học đương thời đang chuyển mình sang hiện đại nên ông đã sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt bước vào nghề viết báo, viết văn như những cây bút “Tây học” đương thời. Ngô Tất Tố

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ giới qua hành vi hỏi trong tác phẩm tắt đèn của ngô tất tố (Trang 29)