2. 3.4.1 Những tồn tại.
Hạn chế đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ còn thấp chỉ khoảng 18% và lại tăng chậm. Chỉ tiêu này chưa đáp ứng được mục tiêu của Techcombank đặt ra là đạt tỷ lệ dư nợ trung dài hạn từ 20- 30%. Số lượng các dự án cho vay trung dài hạn trong một năm còn rất thấp đặc biệt là các dự án có thơì hạn trên một năm thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đây là tình trạng chung của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội.
Hạn chế thứ hai đó là mức dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng giảm sút và số lượng các dự án cho vay ngoài quốc doanh bị thu hẹp, mức dư nợ trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ đạt khoảng 18% năm 99 chỉ đạt 16% và năm 2000 là 17%.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dù có tài sản đảm bảo vẫn không hấp dẫn được ngân hàng mặc dù nghị định 178/1999/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng đã ra đời và có hiệu lực trong năm 2000. Đây thực sự là điều đáng tiếc vì có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn nghiêm túc và hiệu quả nếu nh tận dụng được họ thì đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn cho ngân hàng.
Hạn chế thứ ba đó là tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đang có dấu hiệu đi xuống, Techcombank cần phải rất lưu ý điểm này.
Hạn chế thứ tư đó là tỷ trọng cho vay bằng tiền mặt của Techcombank vẫn ở mức cao. Trong việc cho vay Techcombank cần đảm bảo rằng vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và được hoàn trả đúng hẹn. Do vậy, thanh toán bằng chuyển khoản vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng vừa đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng lừa đảo cho cả Techcombank và khách hàng. Bằng chuyển khoản Techcombank sẽ phần nào loại trừ được khả năng đảo nợ, tránh tình trạng vay nơi này để trả cho nơi khác, bên cạnh đó Techcombank còn có thể mở rộng khả năng tạo tiền thông qua thanh toán bằng chuyển khoản.
2.3.4.2 Nguyên nhân.