Khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn

Một phần của tài liệu Vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn 2 (Trang 52)

Để nhằm góp phần tạo việc làm cho người lao động nông thôn, ngày 7/7/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP quy định một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn. Theo đó, các ngành nghề ở nông thôn được chú ý đầu tư phát triển gồm: che biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, cơ khí nhỏ, hàng thủ công mỹ nghệ; cây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh,... Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia. Những dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung

<62)Điều 6 Nghị đinh 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

Đê nhăm khuyên khích phát triên ngành nghê nông thôn ở các địa phương giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, khoản 1 Điều 14 Bộ Luật lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 quy định: Nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động.

Vẩn đề tập trung phát triển mạnh các làng nghề, trong đó các dự án đầu tư dạy nghề cho lao động nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng đầu tư đã giúp cho

việc bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm các mục tiêu: “Bảo tồn, phát triển làng nghề

truyền thống; phát triển làng nghề gắn với du lịch; Phát triển làng nghề mớz'”,(62) nhằm

giải quyết có hiệu quả việc làm cho lao động nông thôn. “Nội dung quy hoạch phát triển

ngành nghề nông thôn phải phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tể - xã hội của cả

nước, từng vùng và phù hợp quy định của pháp luật về quy hoạch nhằm khai thác, phát

huy ngành nghề lợi thế của từng vùng và địaphưomg”.<63>

Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về Ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2006. Trong đó, vấn đề bảo tồn và phát huy ngành nghề truyền thống với chính sách hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn. Góp phần thuận lợi cho lao động nông thôn tại địa phương được học nghề, cũng đồng thời tạo việc làm cho lao động nông thôn sau khi học nghề và giữ gìn làng nghề từng địa phương. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi

hoặc giúp đỡ.(64) Ví dụ: Ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự ,tỉnh Đồng Tháp không ai

không biết đến làng nghề dệt khăn choàng truyền thống nằm giữa cù lao sông Tiền đã lưu truyền hơn 100 năm, hiện vẫn còn hơn 300 hộ với hàng trăm lao động làm nghề.Làng nghề này với "trung tâm" là ấp Long Tả, hàng năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng triệu chiếc khăn choàng các loại. Cùng với việc công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống, tỉnh Đồng Tháp còn tạo điều kiện như hỗ trợ đầu tư gần 1 tỷ đồng để làng nghề này tiếp tục lưu truyền, phát hiển. Tuy không giàu nhưng việc làm ổn định, dễ làm;

^Khoản 2 Diều 5 Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn. Khoản 3 Điều 5 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung

<65)http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId= 15194&Page= 1

Luận văn tốt nghiệp vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn

già trẻ , gái trai đêu làm được, đặc biệt là sản phâm khăn choàng sản xuât ra bao nhiêu là tiêu thụ hết đã giúp nhiều người dân địa phương có được việc làm.(65)

Tuy nhiên, việc khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định 66/2006 bên cạnh những thuận lợi phát triển, vẫn còn nhiều khó khăn. Do số lao động chỉ chuyên về một ngành nghề và trình độ chuyên môn vẫn còn thấp, thu nhập không cao, thiểu sự quan tâm đầu tư. Các vãn bản hướng dẫn thực hiện công tác khuyến công phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm cho lao động nông thôn từ Trung ương đến địa phương chưa được phổ biển rộng và cụ thể. Định mức hỗ trợ kinh phí khuyển công phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định của Nhà nước còn thấp nên chưa kích thích được người lao động. Việc đào tạo các ngành nghề truyền thống cho lao động nông thôn tại các khu vực miền núi đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, kinh phí dành cho khuyển công dành cho các dự án phát triển ngành nghề nông thôn nhằm giải quyết việc làm cho số lao động khu vực này còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu nên hiệu quả các hoạt động chưa cao.

2.1.2. Chính sách hẫ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn

Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn có vai trò quan trọng nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay, “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.(66)

Trong đó, đối tượng được hướng đến là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khoá học nghề ngắn hạn. Ưu tiên lao động bị mất đất sản xuất do Nhà nước thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; lao động thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số; lao động nữ và lao động chưa có việc làm. Mức hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/người/tháng và không quá

1.500.000 đồng/người/khoá học nghề.(67) Mục tiêu chính sách dạy nghề ngắn hạn cho lao

<67)Quyct định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 về chính sách hỗ ữợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên ^ SVTH: Nguyễn Minh Trung

<68)Điều 4 Luật dạy nghề 2006.

<69)Mục I, II, IV Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19 tháng 1 năm 2006 hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

<70)Khoản 1 Điều 3 Quyết định 81/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 về chính sách hỗ ữợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn._____________________________________________________________________________________

lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước.(68)

Trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn hiện nay việc ban hành Thông tư số 06 /2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19 tháng 01 năm 2006 về hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Nội dung của Thông tư đã quy định rõ về đối tượng, kinh phí và tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn. “Đối tượng được áp dụng chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn theo quy định tại Thông tư này là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động chưa qua học nghề, có nhu cầu học nghề, đủ điều kiện xét tuyển vào các khoá học nghề ngắn hạn có nhu cầu học nghề. Các khoá dạy nghề ngắn hạn cho đối tượng nêu trên được hỗ trợ kinh phí khi có đủ các điều kiện sau: khoá học đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt trong kế hoạch hỗ trợ hàng năm và có thời gian dạy nghề từ một tháng trở lên; quy mô của một lớp học nghề từ 25 - 30 học viên; chương trình dạy nghề phải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt theo đúng quy”.(69)

Việc lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án trên địa bàn. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn quản lý: Xây dựng kế hoạch, cân đối ngân sách và huy động nguồn lực, chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các quận, huyện và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức thực hiện dạy nghề có hiệu quả, chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các quận, huyện và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức thực hiện xã hội hóa dạy nghề, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo các chính sách hỗ trợ

đúng mục đích, đúng đối tượng.(70) Tăng tỷ họng lao động trong công nghiệp - xây dựng,

thương mại - dịch vụ; tạo điều kiện cho lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghề được tham

gia học nghề và sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm; góp phần thúc

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung

<71)Điều 11 Nghị đinh 66/2006 NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triền ngành nghề nông thôn.

(72)Khoản 3 Diều 5 Bộ luật Lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.

<73)Điều 1 Nghị đinh 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

Đại bộ phận lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghê được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn của tỉnh theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đe án đào tạo nghề được quan tâm toàn diện hơn từ công tác khảo sát nhu cầu người học đến đầu tư trang thiết bị cơ sở dạy nghề, từ công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên đến tạo điều kiện cho người học nghề theo học các lớp nghề cụ thể.

Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước theo quy định để đào tạo nguồn nhân lực đổi vói các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn. Lao động nông thôn

khỉ tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chỉnh sách hỗ trợ dạy nghề ngắn

hạn cho lao động nông thôn; được vay vẩn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm.(71>

2.1.3. Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn

Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung họng yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nước ta và góp phần vào việc nâng cao giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. “Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao

động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”.(72)

Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn xác định nhiệm vụ họng tâm “Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trước hết là công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu

tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tể quốc tế”.(73) Trong đó vấn đề khuyển khích, hỗ trợ việc thành lập doanh nghiệp mới góp phần giải quyết lực lượng lao động nông thôn tại địa bàn nông thôn được phát triển rộng khắp. Việc triển khai thực hiện Nghị

GVHD: ThS. Diệp Thành Nguyên SVTH: Nguyễn Minh Trung

(74)Khoản 3 Điều 14 Bộ Ịuật lao động 1994 được sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006 và 2007.

<75)Khoản 1 Điều 1 Quyết định 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2008 về phê duyệt chuơng hình khuyến công quốc gia đến năm 2012.

Cùng với Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2004 vê khuyên khích phát triển công nghiệp nông thôn, bên cạnh đó “Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam định cư ả nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động”.(74) Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa tỷ trọng công nghiệp nông thôn trong giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành, còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Việc thực hiện chính sách khuyến công, các chủ trương, chính sách đã dần đi vào cuộc sống. Nhờ giải quyết tốt mối quan hệ về lao động - việc làm nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động làm nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, diện mạo nông thôn ngày càng được đổi mới, phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tể - xã hội chung của đất nước.

Thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Quyết định số 136/2007 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyển công ở nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hoá, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống vãn hóa - xã hội ở

nông thôn.(75) Điều này đã tạo điều kiện từng bước công nghiệp hoá hoạt động kinh tế

nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế địa phương mà còn giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động nông thôn hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều bất cập. số lao động nông thôn có việc làm từ các đề án vẫn chiếm tỷ lệ không đáng kể, bước đầu thực hiện đề án vẫn gặp nhiều khó khăn, lúng túng và tốn nhiều thời gian. Quy mô của một số đề án khuyến công còn nhỏ, chưa có nhiều đề án có sức lan toả lớn, thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của khu vực và các địa phương.

2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho laođộng

Một phần của tài liệu Vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn 2 (Trang 52)