Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã khôi kỳ, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 đến 8 tháng đầu năm 2014 (Trang 71)

- Đối với loại hình sử dụng đất 3 vụ 2 lúa – 1 màu với kiểu sử dụng đất là : lúa mùa - lúa xuân - ngô đông, lúa mùa - lúa xuân - rau đông, lúa mùa - lúa xuân – khoai lang cần áp dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị sử dụng đất như: tám thơm, nhịưu, KD 18... các cây trồng vụđông có hiệu quả kinh tế cao như: bắp cải, cà chua, su hào...

- Đối với đất 2 vụ cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu để tăng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt nhất

- Chuyển diện tích trồng ngô 2 vụ sang 2 vụ lúa- 1 màu

Đất trồng cây ăn quả là loại hình đạt hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay diện tích này còn ít, thị trường tiêu thụ chưa phát triển, vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng diện tích theo hướng chuyên canh cây ăn quả để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

64

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Khôi Kỳ là một xã với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.349,27 ha, trong đó đất nông nghiệp là 1011,89 ha (chiếm 75%).

- Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của xã là: + Đối với đất trồng cây hàng năm

Có 5 loại hình sử dụng đất: 2L - M, 2L, 1L - 1M, 1L, chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, với 11 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT 2 lúa và 2 lúa - 1 màu cho hiệu quả cao nhất, LUT 1 lúa cho hiệu quả thấp nhất.

+ Đối với đất trồng cây lâu năm

Có 2 loại hình sử dụng đất chính là: Cây ăn quả , cây công nghiệp lâu năm (chè). Trong 2 LUT này, cả 2 đều cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cây chè được coi là cây chủ lực trên đất trồng cây lâu năm. LUT cây ăn quả cũng được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế.

* Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 5 kiểu sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng, đáp ứng được tính bền vững trong sử dụng đất, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn xã Khôi Kỳ.

- 5 kiểu sử dụng đó là:

+ Lúa xuân - Lúa mùa - Rau đông + Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông + Lúa xuân - Lúa mùa – khoai lang + Lúa xuân - Lúa mùa

65

5.2. Đề nghị

- Tích cực tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, các hộ nông dân giỏi làm ăn có nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, để áp dụng các phương thức luân canh mới cho hiệu quả kinh tế cao.

- Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, xoá bỏ các tập quán lạc hậu, khai thác triệt để hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn…

- Tránh không còn diện tích đất ruộng bỏ hoang hoá.

- Gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, cần phải nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư sản xuất.

- Tạo điều kiện cho những hộ gia đình có nhu cầu được vay vốn để phục vụ sản xuất.

66

TÀI LIU THAM KHO

I. Tiếng Vit

1.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) Quyết định số 2282/QĐ-BTNMT về Phê duyệt và công bố kết quả thống kê đất đai.

2.Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (1993). “Sử dụng đất tài nguyên đất để phát triển và bảo vệ môi trường”, Tạp chí khoa học đất Việt Nam số 2.

3.Vũ Thị Bình (1995), “Đánh giá đất đai phục vụ cho định hướng quy hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm vùng đồng bằng 4.Nguyễn Đình Bồng (1995), “Đánh giá tiềm năng sản xuất nông, lâm nghiệp của đất trống đồi núi trọc tỉnh Tuyên Quang theo phương pháp phân loại đất thích hợp”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội.

5.FAO (1990), Guidelines, Land Evaluation for Agricultural Development. Soil bulletin 64, FAO, Rome.

6.Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Nguyễn Ngọc Nông, Nông Thị Thu Huyền (2009), Bài giảng đánh giá đất, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.Nguyễn Đình Thi, Vũ Thị Quý (2012), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9.Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam.

10.Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Phạm Văn Vân, Nguyễn Thanh Trà (2010), “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội” Tạp chí KH & PT 2010.

67

12. Nguyễn Văn Tuyển (2010), khóa luận tốt nghiệp đại học “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”

13. UBND xã Khôi Kỳ (2012) Báo cáo Xây dựng NTM xã Khôi Kỳ giai

đoạn 2012 - 2020

14. UBND xã Khôi Kỳ(2013) Đề án xây dựng NTM xã Khôi Kỳ giai đoạn 2013 - 2015, định hướng tới năm 2020.

15.Nguyễn Thúy Xuân (2013), khóa luận tốt nghiệp đại học “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Quang Minh - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang”

II. Trang web

16.Vi.wikipedia.org/wiki/Thái_Nguyên 17.Vi.wikipedia.org/wiki/Đại_Từ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã khôi kỳ, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 đến 8 tháng đầu năm 2014 (Trang 71)