Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. PHÂN BỐ CÁC TRƯỜNG HỢP MẮC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE:
Vào năm 1993-1994 ở miền Bắc, miền Nam cũng như miền Trung Việt Nam, SXHD chủ yếu xảy ra ở nhóm dưới 15 tuổi . Tuy nhiên, những năm trở lại đây mắc SXHD ở nhóm trẻ em trên 15 tuổi và người lớn đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân do nhu cầu việc làm, du lịch, người trưởng thành di cư đến sinh sống ở những địa phương lưu hành SXHD, dịch xâm nhập ở những vùng địa dư mới. Nghiên cứu này chỉ ra rằng trong thời gian từ 2002-2007, sự phân bố số ca mắc SXHD xảy ra nhiều hơn ở nam so với nữ ở tất cả các năm (bảng 3.1). Phân bố các ca mắc SXHD tập trung chính ở nhóm ≥ 15 tuổi là 91,9%, chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm < 15 tuổi (bảng 3.2). Kết quả này tương đương kết quả nghiên cứu tại Hà Tĩnh năm 1993 nam/nữ là 55,8%/44,2% và kết quả nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai năm 2002-2003 có tỉ lệ mắc nam/nữ là 58,5% so với 41.5% . Tương tự như vậy, nghiên cứu tại Khánh Hòa năm 1989-2008 chỉ ra rằng 61,1% các ca SXHD tập trung ở nhóm >=15 tuổi . Nghiên cứu tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai năm 2003 cho thấy phân bố ca SXHD ở trẻ dưới 5 tuổi là 32,6%, từ 5-9 tuổi chiếm 31,1% và trẻ 10-15 tuổi mắc chiếm 43,7%.. Kết quả nghiên cứu tại Hương khê cho thấy có 77,2 % mắc SXHD có độ tuổi trên 15, tương tự kết quả điều tra tại miền Bắc năm 2005 tỷ lệ mắc SXHD ở nhóm >15 tuổi là 76,5% và năm 2009-2010 là 85,0% .Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới cũng cho thấy các ca bệnh SXHD tập trung nhiều ở nhóm >=15 tuổi. Tại Brazin các ca mắc SXHD tăng lên ở độ tuổi 31-45, còn tại Fuctorical năm 1990-1991 chủ yếu mắc ở 38 tuổi. Trong
vụ dịch tại Cu Ba năm 1997 tất cả các ca tử vong đều là người trưởng thành. Tuy nhiên, để tính đựoc nguy cơ mắc theo nhóm tuổi, người làm dịch tễ phải có trong tay số liệu dân số theo nhóm tuổi bên cạnh số lượng ca bênh theo nhóm tuổi. Chúng tôi đã tìm kiếm số liệu dân số của Hà Nội theo nhóm tuổi nhưng chưa có đầy đủ thông tin này.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các ca bệnh SXHD phần lớn tập trung tại các quận nội thành trong đó số ca bệnh tại các quận ngoại thành thấp hơn rất nhiều (90,4% so với 9,6%) (bảng 3.3). Theo Gubler, sự gia tăng thành thị hoá ở những nước đang phát triển, sự gia tăng đi lại đặc biệt là đường hàng không là những yếu tố làm gia tăng dịch SXHD . Có thể nói Hà Nội hiện nay đã có đủ cả hai yếu tố trên. Hà Nội với mật độ 1.918 người/km2 là thủ đô có mật độ dân số gấp 8 lần mật độ trung bình của các tỉnh thành khác. Mật độ dân di cư ra vào Hà Nội hàng ngày, hàng tháng và hàng năm là rất lớn. Nguyễn Đức Nhanh (Giám đốc Công an Hà Nội) cho biết, sau khi mở rộng địa giới Thủ đô, có 6,4 triệu người đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng đến cuối năm 2010 lượng đăng ký thường trú đã tăng thêm nửa triệu, tức xấp xỉ 7 triệu người có hộ khẩu Hà Nội. Mức tăng đó, ông Nhanh cho là quá lớn. Việc tăng dân số và dân nhập cư có tác động rất lớn đến lưu hành SXHD. Nghiên cứu của Phạm Danh Phương tại Thanh Hoá năm 2011 chỉ ra rằng có mối liên quan rất chặt giữa di biến động dân cư và các ca bệnh SXH ở thành phố Thanh Hoá khi r tương quan tính được giữa số lượng dân số di và nhập cư của thành phố với số ca mắc SXHD là = 0,85 với p = 0,00. Một trong những cách giải thích cho mối tương quan này là khi môi trường sống đông đúc dẫn đến thiếu nhà ở, thiếu nước và thói quen tích trữ nước là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sản và phát triển. Vũ Sinh Nam viện VSDT trung ương trong nghiên cứu về SXHD tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam chỉ ra rằng thời tiết
càng nóng thì dân càng tăng tích trữ nước và Nguyễn Danh Phương TTYTDP Thanh Hoá chỉ ra rằng các vùng dân cư sống gần biển có thói quen tích trữ nước ngọt thì thường xảy ra các vụ dịch SXHD tại Thanh Hoá.
Ở các nước kém hoặc các nước đang phát triển, sự gia tăng dân số là không kiểm soát được. Người dân có khuynh hướng tập trung vào những trung tâm thành thị để có kiếm sống và có thu nhập cao hơn. Ðiều này đã ảnh hưởng đến mật độ và sự phân phối của A. aegypti, từ đó ảnh hưởng đến những đặc tính dịch tễ của SXHD. Ở Thái Lan trong thập niên 1950, những trường hợp SXHD đầu tiên được ghi nhận xuất phát từ thủ đô Băng Cốc.
Kết quả phân tích phân bố ca bệnh trên bản đồ 14 quận huyện của Hà Nội cho thấy tâm điểm xảy ra các ca bệnh SXHD tập trung chính ở năm quận nội thành Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Trì, Thanh Xuân qua nhiều năm. Đặc biệt 3 quận Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng có số ca mắc cao hơn các quận khác cùng trong nội thành Hà Nội. Đáng chú ý là 5 quận huyện này đều là những quận giáp ranh nhau. Như vậy tích chất lây truyền dịch tễ học được thể hiện khá rõ nét. Nghiên cứu của Trần Hải Danh tại Hà Tĩnh năm 2011 cũng chỉ ra rằng các ca bệnh SXHD thường cư trú gần nhau về mặt địa lý và Trần Danh Phương chỉ ra rằng các vụ dịch tại Thanh Hoá thường xảy ra ở các vùng dân cư ven biển giáp ranh nhau. Nghiên cứu của Đặng Kim Hạnh, Vũ Sinh Nam năm 2009 tại Hà Nội cũng chỉ ra rằng SXHD bùng phát thành dịch tại Hà Nội với số mắc 16.011 trường hợp, tử vong 04, tỷ lệ mắc trên 100.000 dân là 244,7, cao nhất trong vòng 18 năm kể từ năm 1992. Bệnh dịch xảy ra trên diện rộng với 100% quận, huyện (29/29), 90,3% xã, phường, thị trấn (521/577) có bệnh nhân, ổ dịch chủ yếu là các ổ dịch nhỏ. Số mắc tập trung ở khu vực nội thành, nơi có mật độ dân cao và 2 huyện giáp khu vực nội thành đang có tốc độ đô thị hoá cao là Từ Liêm và
Thanh Trì (78%). Như vậy, đối với công tác phòng chống dịch, khi bắt đầu có các ca SXHD được báo cáo và ghi nhận tại một địa bàn nào đó thì việc thông tin, giáo dục, truyền thông không chỉ cho dân cư tại khu vực đó mà cho dân cư các khu vực lân cận giáp ranh là hết sức cần thiết.
Về diễn biến dịch theo thời gian, nghiên cứu này chỉ ra rằng SXHD là bệnh có tính chất chu kỳ năm mùa. Năm nào cũng có các ca bệnh SXHD xảy ra từ tháng tư, tăng nhẹ vào tháng năm và sau đó tăng mạnh vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 và tăng rất mạnh đạt đỉnh cao vào tháng 10 rồi giảm dần ở tháng 11 và tháng 12 (Biểu đồ 3.3). Nghiên cứu của Vũ Sinh Nam năm 2009 chỉ ra rằng, dịch xảy ra từ tháng 6, đỉnh dịch vào tháng 9 và đầu tháng 10. Như vậy, đối với công tác phòng chống dịch SXHD. Bắt đầu từ thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm, công tác truyền thông giáo dục về phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng cần được triển khai. Song song với công tác truyền thông này là những hoạt động hướng dẫn người xây vệ sinh môi trường, bảo vệ bản thân để phòng tránh SXHD.
Nghiên cứu này đặc biệt cho thấy số lượng ca bệnh năm 2006 và 2007 vượt quá nhiều lần ngưỡng cao 95% khoảng tin cậy của ngưỡng dịch trong 6 năm từ 2002-2007 (Biểu đồ 3.4). Điều này cho thấy trên thực tế địa bàn Hà Nội đã trải qua dịch SXHD năm 2006 và 2007. Vậy yếu tố nào làm SXHD bùng phát thành dịch ở 2 năm này. Chúng tôi xin được bàn luận ở phần dưới đây.
4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN GIỮA ĐỘ ẨM, NHIỆT ĐỘ VÀLƯỢNG MƯA VỚI SỐ CA BỆNH SXHD.