Đặc điểm tình hình 1 Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quốc tế Việt Nam ppt (Trang 26 - 32)

3. định hướng và giải pháp hoạt động kinh của ngân hàng TMCP quốc tế Việt nam trong 3 năm(2002-2004)

3.1. Đặc điểm tình hình 1 Bối cảnh chung

3.1.1. Bối cảnh chung

- Bước vào năm 2002, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) bắt đầu thực hiện kế hoạch 3 năm với những thách thức và cơ hội vô cùng lớn lao trong điều kiện các mối quan hệ quốc tế và chính sách của Nhà nước đối với ngành ngân hàng có những sự thay đổi như sau:

- Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, Việt nam tham gia tham gia Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tạo ra cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế toàn cầu, đồng thời các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước thách thức lớn trong môi trường cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều tiềm năng và kinh nghiệm.

- Nhà nước Việt Nam sẽ tiến tới xoá bỏ dần những hạn chế mà hiện nay vẫn đang áp dụng đối với các ngân hàng nước ngoài, dẫn đến sự tham gia một cách bình đẳng hơn(việc này cũng đồng nghĩa với với sự cảnh báo về mức độ cạnh tranh gay gắt, quyết liệt hơn) của các ngân hàng trong nước và ngoài nước trên thị trường nhận tiền gửi bằng ngoại tệ và cho vay đồng Việt Nam đối với mọi doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam.

- Chương trình cải cách Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam của Chính phủ nhằm đạt được mục tiêu lành mạnh hoá tài chính, tăng quy mô vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời xây cơ cấu tổ chức hoạt động, giám sát và quản lý Ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế.

+ Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đặt ra yêu cầu: tăng vốn điều lệ, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng quy mô, độ an toàn trong hoạt động; tái cơ cấu tổ chức và tăng cường chuẩn mực quản lý,

đặc biệt là các bộ phận chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ-Có và chất lượng tín dụng, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn đầu tư. + Cương quyết giải thể các ngân hàng yếu kém(không tăng được đủ mức vốn theo quy định, trình độ quản trị và điều hành không đảm bảo yêu cầu an toàn và phát triển, chất lượng tín dụng và khả năng sinh lời thấp, kinh doanh thua lỗ, nợ quá hạn lớn tồn đọng kéo dài dẫn đến mất khả năng thanh toán).Số lượng các NHTMCP sẽ giảm xuống chỉ còn một nửa(25 NHTMCP) so với hiện nay.

- Các Ngân hàng thương mại quốc doanh được Chính phủ cấp vốn bổ sung và cho phép tiến hành các đề án đổi mới cơ cấu tổ chức và tăng cường đầu tư cho công nghệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng.Một số ngân hàng cổ phần đã thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn xây dựng chiến lược, thực hiện tái cơ cấu về tổ chức, cải tiến cơ chế quản lý và quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động.

- Xu hướng hợp nhất, sát nhập và tăng vốn của các ngân hàng cổ phần có mức vốn tự có thấp, để có tầm vóc tài sản đủ lớn, đủ sức đương đầu và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện nay và trong tương lai đang tăng lên.

3.2.Mục tiêu, phương án hoạt động trong 3 năm(2002-2004) 3.2.1.Mục tiêu

- Xây dựng Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam(VIB) thành một trong những ngân hàng cổ phần có uy tín, đủ mạnh, có công nghệ phù hợp để phát triển ổn định, bền vững, an toàn và có hiệu quả nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế theo các mục tiêu cụ thể:

- Tái cơ cấu tổ chức và chuẩn mực quản lý, đặc biệt là các bộ phận chức năng quản lý rủi ro, quản lý tài sản Nợ-Có, giám sát và kiểm toán nội bộ, quản lý vốn đầu tư.Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên có kiến thức, có tâm huyết, tác phong

văn minh, lịch sự, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành nhằm đảm bảo hoạt động vững mạnh, an toàn, hiệu quả.

- Phát triển kinh doanh từng bước vững chắc, an toàn và hiệu quả.Chú trọng đầu tư vào các dự án có tổng mức đầu tư vừa phải( dưới 10 triệu USD), thời hạn không quá dài( dưới 10 năm) thuộc các tổng công ty; phát triển đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng vay vốn phục vụ tiêu dùng.Đẩy mạnh kinh doanh ngoại tệ và phát triển đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng khác.

- Xây dựng mạng lưới hoạt động trọng tâm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, mở rộng mạng lưới tới các điểm kinh tế trọng điểm khác của đất nước.

3.2.2.Phương án hoạt động

3.2.2.1.Tăng vốn cổ phần, cơ cấu lại vốn chủ sở hữu nhằm tăng thêm quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh thị trường.

Với các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ từng bước sắp xếp (hợp nhất, sát nhập) các Ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn tự có thấp, hoạt động kém hiệu quả để hình thành các ngân hàng thương mại cổ phần có tầm vóc lớn hơn, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.Vốn tự có vì vậy trở thành một trong những điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, do đó kế hoạch tăng vốn cổ phần cần thực hiện theo lộ trình sau:

- Năm 2002 đạt 100 tỷ đồng - Năm 2003 đạt 125 tỷ đồng - Năm 2004 đạt 150 tỷ đồng

3.2.2.2.Tăng nguồn vốn huy động

- Tổng nguồn của VIB đến cuối năm 2004 phấn đấu đạt 2000 tỷ đồng, tăng 57% so với cuối năm 2001.Vốn hoạt động chủ yếu huy động từ các nguồn sau:

- Nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế: Đây là nguồn vốn có lãi suất hợp lý, đặc biệt là nguồn vốn trong thanh toán.Nguồn vốn này tăng lên không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn thể hiện sự tín nhiệm của khách hàng đối với VIB.Phấn đấu nguồn vốn này tăng dần vào các năm sau với tỷ trọng tối thiểu 30% nguồn tiền gửi khách hàng vào năm 2004.

- Nguồn vốn từ dân cư: Nguồn vốn từ dân cư thường có lãi suất cao hơn, tuy nhiên đây là nguồn vốn ổn định và quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, đặc biệt là đối với các NHTMCP. Vì vậy cần tập trung có các biện pháp phát triển nguồn vốn này nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng khác: Vốn vay từ các ngân hàng trong và ngoài nước nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán và kinh doanh thu lợi nhuận.Tỷ trọng nguồn vốn này lớn thể hiện uy tín của VIB trên thị trường liên ngân hàng cao, tuy nhiên đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng nên chỉ cần duy trì một tỷ trọng hợp lý phù hợp với từng thời kì kinh doanh.

- Nguồn vốn đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư: Đây là nguồn vốn nhận từ các tổ chức tài chính tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng vay vượt mức 15% vốn tự có của ngân hàng.Nguồn vốn đồng tài trợ, uỷ thác đầu tư tạo điều kiện cho VIB tăng trưởng tín dụng cùng với việc phát triển các dịch vụ kèm theo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Các nguồn vốn khác: Các nguồn vốn thu hút từ các tổ chức tài chính quốc tế, nguồn vốn uỷ thác đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội ( phát triển nông thôn, phát triển miền núi, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ...).Nguồn vốn này tăng thể hiện uy tín của VIB đối với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, tăng khả năng phục vụ khách hàng.

Kế hoạch tổng nguồn vốn qua các năm như sau: - Năm 2002 : 1500 tỷ

- Năm 2004 : 2000 tỷ

3.2.2.3.Hoạt động tín dụng và đầu tư.

Đứng trước tiến trình hội nhập quốc tế, sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài và sự đổi mới của các ngân hàng trong nước, việc xác định thị trường, đối tượng khách hàng và các sản phẩm mới phù hợp là một điều kiện tiên quyết đảm bảo sự phát triển an toàn và ổn định của mỗi ngân hàng.

a. Thị trường:

Trong kế hoạch 3 năm tới, với những điều kiện về nhân lực và khả năng quản lý hiện có, VIB sẽ tập trung khai thác các lợi thế của thị trường Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và những vùng phụ cận của hai thành phố này.Việc mở rộng quá xa sẽ hạn chế khả năng quản lý và tăng thêm chi phí cộng với độ an toàn không cao.Với tiềm năng của thị trường Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh cùng một số tỉnh và thành phố lân cận đủ để VIB có thể đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay, dịch vụ mới đa dạng và tiên tiến.

b. Đối tượng khách hàng ( phân đoạn thị trường):

- Cho vay các doanh nghiệp lớn: Trước hết là các doanh nghiệp thuộc ngành vận tải biển Việt Nam, Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không, Điện lực.Đây là đối tượng cho vay tương đối an toàn, quá trình quản lý món vay không phức tạp.Tuy nhiên do vốn tự có của VIB nhỏ, dịch vụ chưa đa dạng và chất lượng chưa cao nên không đủ khả năng phục vụ trọn gói yêu cầu của khách hàng, không bán kèm được các dịch vụ khác như thanh toán, kinh doanh ngoại tệ...Tỷ trọng đầu tư cho khách hàng lớn là các Tổng công ty 90-91 phấn đấu đạt 20% tổng dư nợ.

- Cho vay các dự án của Chính phủ: Do được Chính phủ bảo lãnh nên thuộc đối tượng đầu tư an toàn, thủ tục xét duyệt và quản lý không phức tạp do hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh làm chủ đầu mối.Tuy nhiên với mức lãi suất thấp và thời hạn dài nên tỷ trọng đầu tư duy trì ở mức tối đa là 20% tổng dư nợ.

- Cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư: Mặc dù là đối tượng có độ rủi ro cao trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, tuy nhiên phù hợp với quy mô về vốn, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, lãi suất cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động của VIB. Nếu ngân hàng có cơ chế và biện pháp quản lý tốt thì không những hạn chế được rủi ro mà còn thông qua việc cung cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng này, sẽ phát triển thêm các dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh...Tỷ trọng cho vay cho đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dân cư với quy mô giao dịch trong phạm vi dư nợ từ 15 tỷ VND trở xuống cho một khách hàng, duy trì trong phạm vi 50% tổng dư nợ.

c. Các hình thức cho vay

Các hình thức cho vay cần phải đa dạng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng và phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau:

- Cho vay trung, dài hạn đáp ứng yêu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất.Trong điều kiện hội nhập quốc tế, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi thì tỷ trọng đầu tư cho trung và hạn chỉ nên duy trì trong phạm vi tối đa là 35% tổng dư nợ.Trong đó tập trung cho các doanh nghiệp có chiến lược hoạt động dài hạn, có khả năng trụ vững trong quá trình hội nhập.

- Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động dưới hình thức cho vay theo phương án kinh doanh, vay theo hạn mức, chiết khấu,...Đây là các sản phẩm cho vay truyền thống cần tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng cho vay loại hình này, trong đó chú trọng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Cho vay trả góp mua nhà, phương tiện đi lại, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, cho con cái du học và cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, nhu cầu mua sắm ngày càng lớn thì các sản phẩm cho vay tiêu dùng có cơ hội phát triển, đặc biệt là nó phù hợp với khả năng của các ngân hàng cổ phần.

- Năm 2002 : 800 tỷ đồng - Năm 2003 : 940 tỷ đồng - Năm 2004 : 1200 tỷ đồng

- Tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo dưới 3% tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp về Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quốc tế Việt Nam ppt (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)