8. Các chữ viết tắt
2.2.1. Tổ chức tình huống học tập theo hướng giải quyết vấn đề
Những đặc điểm của tình huống học tập theo hướng giải quyết vấn đề
Trong học tập, mâu thuẩn được hiểu là mâu thuẩn giữa một bên là nhiệm vụ phải giải quyết một vấn đề với bên kia là vốn tri thức, sức lực va khả năng tư duy cua HS.
Những đặc điểm của tình huống học tập:
- Chứa đựng vấn đề: việc đi tìm lời giải đáp là đi tìm kiến thức, kĩ năng, phương pháp mới để giải quyết vấn đề được giao.
- Gây sự chú ý ban đầu, kích thích hứng thú, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tư duy cuả HS, HS tiếp nhận tình huống học tập và giải quyết nó.
- Vấn đề cần giải quyết được phát biểu rõ ràng, gồm những điều kiện ban đầu và mục đích cần đạt được, giúp HS nảy sinh vấn đề và giải quyết vấn đề.
Các kiểu tình huống học tập:
Tình huống phát triển, hoàn chỉnh
HS đứng trước một vấn đề chỉ mới được giải quyết một phần, một bộ phận, trong một phạm vi hẹp, cần phải tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộng thêm sang những phạm vi mới, lĩnh vực mới.
Phát triển, hoàn chỉnh vốn kiến thức của mình luôn luôn là niềm khao khát của tuổi trẻ, đồng thời, “đó c ng là con đường phát triển khoa học” (Feynman). Quá trình phát triển, hoàn thiện kiến thức s đem lại những kết quả mới (kiến thức mới, kĩ năng mới, phương pháp mới) nhưng trong quá trình đó, vẫn có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp đã biết.
Tình huống lựa chọn
HS đứng trước một vấn đề có mang một số dấu hiệu quen thuộc, có liên quan đến một số kiến thức hay một số phương pháp giải quyết đã biết, nhưng chưa chắc chắn là có thể dùng kiến thức nào, phương pháp nào để giải quyết vấn đề thì s có hiệu quả. HS cần phải lựa chọn, thậm chí thử làm xem kiến thức nào, phương pháp nào có hiệu quả giải quyết được vấn đề đặt ra.
Tình huống bế tắc
HS đứng trước một vấn đề mà trước đây chưa gặp một vấn đề tương tự. Vấn đề cần giải quyết không có một dấu hiệu nào liên quan đến một kiến thức hoặc một phương pháp đã biết. HS bắt buộc phải xây dựng kiến thức mới hay phương pháp mới để giải quyết vấn đề. Tình huống này thường gặp khi bắt đầu nghiên cứu một lĩnh vực kiến thức mới.
Tình huống “tại sao?”
Trong nhiều trường hợp, HS quan sát thấy một hiện tượng vật lí nào đó xảy ra trái với những suy nghĩ thông thường, “trái” với những kiến thức mà HS đã biết hoặc chưa bao giờ gặp nên không biết dựa vào đâu mà lí giải. HS cần phải tìm xem nguyên nhân vì đâu lại có sự trái ngược đó, sự lạ lùng đó. Để trả lời câu hỏi này, cần phải xây dựng kiến thức. [9]