Tiến trình giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu tổ chức tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương ix hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao, nhằm phát triển tư duy của học sinh (Trang 31 - 32)

8. Các chữ viết tắt

2.2.3. Tiến trình giải quyết vấn đề

Hình thành giả thuyết:

- Ðể giải quyết vấn đề cần nêu ra một giả thuyết, đó chính là định hướng cho các hoạt động quan sát, thí nghiệm để chứng minh vấn đề mới.

- Các giả thuyết đó chính là các ý tưởng có cơ sở khoa học, dựa vốn tri thức đã biết để hình thành các phán đoán, suy luận lý giải cho vấn đề mới.

Các giả thuyết phải được hình thành qua suy nghĩ, phát triển từ cái đã biết có liên quan đến vấn đề mới. Vì vậy, nội dung các giả thuyết không được mâu thuẫn với tri thức đã có của chủ thể.

Các giả thuyết có thể hiện định hướng cho các hoạt động giải quyết vấn đề.

Trong dạy học nêu vấn đề HS có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau về cùng một vấn đề, cần lựa chọn và tập trung sự trao đổi thảo luận của HS vào một vài giả thuyết điển hình.

- Khi hình thành giả thuyết tùy theo đối tượng HS, GV có thể sử dụng các phương pháp như : GV phân tích cơ sở khoa học và đề xuất những ý tưởng trong giả thuyết à GV và HS, cùng xây dựng giả thuyết b ng phương pháp đàm thoại gợi mở à HS độc lập tìm ra giả thuyết, đó là kết quả tư duy sáng tạo của chủ thể.

Chứng minh giả thuyết:

Chứng minh giả thuyết là khâu vạch kế hoạch các bước hoạt động cuả GV và HS theo định hướng giải quyết vấn đề đã được nêu trong giả thuyết. Ðể giúp HS có thể độc lập vạch kế hoạch chứng minh giả thuyết, GV có thể hướng dẫn HS hành động như sau:

Từ giả thuyết suy ra kết luận cần chứng minh.

Dự thảo kế hoạch: phương pháp quan sát hay thí nghiệm?

Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật và vật liệu ( quan sát đối tượng tự nhiên, mẫu vật sống, các loại phương tiện trực quan, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất...)? Tiến trình quan sát, thí nghiệm?

Tiến hành các hoạt động quan sát, thí nghiệm. Nắm vững và ghi chép các kết quả đạt được.

Ðánh giá kết quả.

Việc đánh giá cần hướng hoạt động của HS theo các bước sau đây:

- Phân tích , lý giải các kết quả đã xử lý và phân biệt dấu hiệu bản chất và không bản chất của các hiện tượng, từ đó khái quát rút ra kết luận,

- So sánh kết luận tìm ra phù hợp với giả thuyết àhãy suy nghĩ và phát biểu nội dung của vấn đề mới ( khái niệm, qui luật...). Nếu kết luận tìm ra không đúng nghiệm với giả thuyết , thì phải phân tích được điều kiện và nguyên nhân nào đã nêu ra trong giả thuyết không tương quan với vấn đề mới. Từ đó suy nghĩ nêu lên giả thuyết mới hoặc có thể phải đặt lại vấn đề mới.

Việc đánh giá cần tiến hành ngay trong tiết học, GV tổ chức HS đánh giá b ng lời nói hoặc trình bày dưới dạng hình v , bảng, sơ đồ, biểu đồ.

Một phần của tài liệu tổ chức tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương ix hạt nhân nguyên tử, vật lý 12 nâng cao, nhằm phát triển tư duy của học sinh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)