Xây dựng môi trường tư duy cho HS

Một phần của tài liệu phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc giải toán bằng nhiều cách cho chủ đề phân số (toán lớp 4) (Trang 53 - 55)

7. Cấu trúc luận văn

2.5.4. Xây dựng môi trường tư duy cho HS

Ngoài những biện pháp trên theo tôi nên xây dựng môi trường tư duy cho HS giúp HS có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Xây dựng môi trường cho TD là việc tạo nên một không gian kích thích khả năng TD của HS. Khi đó lớp học có thể trở thành một góc học tập, trao đổi thông tin, một phòng triển lãm, một phòng thí nghiệm, một sân chơi,... cho HS được tham gia, được động não. Như vậy môi trường đó phải đảm bảo có được một không khí trong lành, gây được ấn tượng và cảm hứng cho TD.

Một môi trường lớp học cổ vũ cho TD phải là một môi trường “an toàn” và “thân thiện” đối với HS. TD chỉ có thể được khuyến khích, cổ vũ chỉ trong một môi trường như thế. Nói cách khác, trong môi trường đó, HS cảm thấy an toàn và được tự do thực hiện “những chuyến đi” trong hành trình tự khám phá ra tri thức cho bản

thân. Vậy làm thế nào để GV biết được lớp học của mình “an toàn” và “thân thiện?” Để đảm bảo thực hiện được, GV cần trả lời một số câu hỏi sau:

- Có biện pháp để bảo vệ an toàn cho những HS dễ bị tổn thương về thể chất không?

- Có biện pháp để bảo vệ an toàn cho những HS dễ bị tổn thương về tinh thần không?

- Có sự hiểm ngầm, đồng ý rằng tất cả mọi HS cũng như những ý kiến, tư tưởng của họđược đối xử một cách tôn trọng, công bằng?

- HS có nhận ra giá trị của việc học tập?

- HS có nhận ra sai lầm của chính họ và của HS khác như là cơ chế cho việc học tập?

- HS có tập trung vào nhiệm vụ học tập trong lớp học không? - HS có nhận biết được chuỗi hành động của họ?

- HS có thực sự tin tưởng vào GV không?...

Nếu GV trả lời “có” đối với những câu hỏi này, có nghĩa là GV đã tạo được một môi trường lớp học “an toàn” và “thân thiện”.

Tóm lại, để tạo lập được một môi trường lớp học cổ vũ được TD của người học thì việc đầu tiên là GV phải làm cho HS hiểu được TD là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của mỗi HS, rồi sau đó là tạo ra các điều kiện “an toàn” và “thân thiện” cho HS phát huy những tiềm năng TD của họ.

Kết luận chương 2: Ở chương 2 này, chúng tôi đã giúp mọi người hiểu hơn về

lịch sử hình thành cũng như ý nghĩa của sự ra đời của phân số. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã hệ thống lại kiến thức về phân số trong chương trình Toán 4 và đưa ra các dạng bài tập về phân số có thể giải bằng nhiều cách một cách khoa học dễ hiểu. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra các biện pháp - phương hướng giúp HS có thể phát triển tư duy sáng tạo, tuy nhiên thiết nghĩ những biện pháp - phương hướng ấy còn mang tính tương đối. Sau đây, chúng tôi xin trình bày nội dung chương 3: Khảo sát Sư phạm làm căn cứ thực tiễn cho đề tài của chúng tôi.

Chương 3. KHẢO SÁT SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu phát triển khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc giải toán bằng nhiều cách cho chủ đề phân số (toán lớp 4) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)