4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Mường nhà là một trong những xã vùng sâu, vùng xa cua huyện điện biên ,có diện tích tự nhiên là 15.901,50 ha, cách trung tâm Thành Phố Điện Biên Phủ khoảng 40,0 km về phia nam. Có vị trí địa lý như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông
+Phía tây giáp xã Na Tông và nước CHDCND Lào +Phía nam giáp xã Phu Luông
+Phía bắc giáp xã Na Tông và huyện Điện Biên Đông 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Mường nhà là xã có địa hình phức tạp, hướng dốc Đông nam –Tây bắc, địa hình có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Độ cao trung bình thay đổi từ 500 – 1.300 m.
4.1.1.3. Khí hậu
Mường nhà là xã miền núi tây bắc, mằn trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều tập trung vào tháng 6 7 8; lượng bốc hơi lớn ,có độ ẩm không khí cao. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ thấp , chịu ảnh hưởng của gió lào, ít mưa, lượng bốc hơi nước nhỏ, độ ẩm không khí thường thấp.
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ trung bình trong năm là : 23,2 – 23,4 °C - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là : 38,6°C
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là : 4°C - Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn : 11,1°C Chế độ mưa:
Xã có lượng mưa trung bình từ 1,400 – 1.600 mm/năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8, thấp nhất là tháng 1 và tháng 12 trong năm.
Chế độ gió:
Trong vùng chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thổi vào tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau còn gió Tây Nam thổi vao tháng 3 và tháng 4 trong năm gây khô hạn nghiêm trọng. Trong nhiều năm còn có gió xoáy kèm theo mưa đã gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Sương muối: Vùng thung lũng trung bình từ 02 đến 04 năm xuất hiện một đợt sương muối nhẹ và 20 đến 40 năm xuất hiện một đợt sương muối nặng.
Nhìn chung, khí hậu của huyện điện biên nói chung và của xã Mường Nhà nói riêng khá thuận lợi cho phát triển nông,lâm nghiệp và nhiều loại cây trồng phong phú. Tuy nhiên, thời tiết cũng có những sự thay đổi đột ngột, thất thường gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp.
4.1.1.4. Các loại tài nguyên
- Tài nguyên đất
Các loại đất chính ở xã Mường nhà là: Đất Feralit phát triển trên nhóm đá mac ma; đất Feralit phát triển trên nhóm đá trầm tích; Đất Feralit phát triển trên nhóm đá biến chất; Đất Feralit phát triển trên đất phù xa cổ ở ven suối,thung lũng. Đất đai của xã có tầng đất dày và đa số có chất lượng tốt thích hợp cho trồng các loại cây công nghiêp lâu năm, cây ăn quả, cây ăn quả, cây nguyên liệu cũng như các loại cây rừng. Ngoài ra, ở những vùng đất có độ dốc thấp dọc theo các khe, suối có khả năng phát triển nghành nông nghiệp mà chủ yếu là lúa nước.
- Tài nguyên rừng
Hiện tại, diện tích đất có rừng của xã là 12.111,63 ha, chiếm 76,17% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong những năm gần đây, rừng trên địa bàn xã vẫn bị tàn phá, số lượng thú
cũng như các cây gỗ lớn ngày càng giảm. Song được sự quan tâm của nghành kiểm lâm, UBND xã đã tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về lợi ích thiết thực của rừng. Kiểm lâm huyện kết hợp với xã xây dựng quy ước bảo vệ rừng, tiến hành khoanh nuôi bảo vệ những khu vực rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ sung yếu,... . Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của xa là 58%.
- Thực trạng môi trường
Cho đến nay, các thành phần môi trường xã Mường Nhà đều đã và đang chịu sự tác động của các hoạt động của con ngươi.
- Đối với môi trường đất: Do tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên đã phần nào làm cho đất xói mòn, rửa trôi. Thêm vào đó do tập quán du canh, phát nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số đã làm cho rừng suy giảm cả về diện tích lẫn chất lượng,kéo theo sự suy giam đa dạng sinh học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc trông rừng trên địa bàn xã được đẩy mạnh đã nâng cao độ che phu rừng, làm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường.
- Đôi với môi trường nước: Việc mất rừng gây nên sự suy thoái về trữ lượng nước và làm ô nhiễm môi trường nước. Dạng nhiễm bẩn phổ biến nhất là cát bùn và tăng độ đục của nước sông suối. Việc sử dụng phân hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp hiện tại chưa có tác động đến môi trường nước, tuy nhiên đây chính là một nguyên nhân tiềm ẩn tác động đến chất lượng nước mà chúng ta phải quan tâm.
- Rác thải sinh hoạt và công nghiệp: Công tác thu gom , xử lý chất thải rắn của xã những năm gần đây đã được quan tâm. Trên địa bàn xã đã có điểm thu gom rác thải , tuy nhiên diện tích điểm thu gom nhỏ, chưa đảm bảo cho công tác thu gom rác thải trên địa bàn xã.
- Nghĩa trang nhân dân: Hiện nay đã có các khu nghĩa trang nghĩa địa tập trung cho từng bản, đảm bảo vấn đề cảnh quan và môi trường trên địa bàn xã.
* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên:
Với điều kiện tự nhiên nhất là vị trí địa lý , tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường xã Mường Nhà cho thấy xã có điều kiện cho sản xuất và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là giao lưu trao đổi hàng hoá với các xã lân cận và với nước bạn Lào.
Tuy nhiên xã Mường Nhà con có những hạn chế nhất định về điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của khí hậu, thủy văn , địa hình