0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Một số hiệu chỉnh nâng cao độ chính xác của kết quả

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH TIẾT DIỆN BẮT NƠTRON NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG HẠT NHÂN 181TA(N,G)182TA (Trang 56 -58 )

a. Hệ số suy giảm tia γ, Fg, tính theo công thức sau [18] :

1 g t t F e

    , (2.19)

trong đó  là hệ số suy giảm tuyến tính (cm-1),

t là bề dày của mẫu ( cm)

b. Hệ số hiệu chỉnh tự che chắn nơtron nhiệtcho tấm chắn mỏng được tính theo công thức sau [9]:

1

th e G   (2.20) trong đó: 2/ 0t,

0 là tiết diện bắt vĩ mô của các nơtron nhiệt (En= 0.0253 eV), t là độ dày của tấm chắn.

c. Hiệu chỉnh cộng đỉnh

Hiệu ứng cộng đỉnh (summing effect) xuất hiện khi đêtectơ không phân biệt được (về mặt thời gian) hai tia gamma độc lập hoặc hai tia gamma nối tầng (cascade). Đỉnh tổng có năng lượng bằng tổng năng lượng của hai tia gamma thành phần. Hiệu ứng cộng đỉnh làm giảm số xung ở các đỉnh thành phần phụ thuộc vào cường độ các bức xạ và góc

55

khối tạo bởi mẫu – đêtectơ. Việc hiệu chỉnh hiệu ứng này tương đối khó khăn, phụ thuộc vào từng nguồn gamma cụ thể vào hình học đo, vào sơ

đồ phân rã…

Giả sử với một sơ đồ phân rã đơn giản chỉ có hai tia gamma nối

tầng γ1, γ2 với năng lượng E1và E2 phát ra trong thời gian phân giải của phổ kế. Hệ số hiệu chỉnh hiệu ứng cộng đỉnh được tính như sau:

- Đối với tia 1: 1

t 2

1

C

1

 

(2.21)

- Đối với tia 2: 2

1 2 t1 1 C 1 (I / I )    (2.22)

trong đó: I1, I2 là xác xuất phát xạ của tia gamma 1, 2; còn t 1, t2 là hiệu suất ghi toàn phần của tia gamma 1, 2. Với những sơ đồ phân rã có nhiều tia gamma nối tầng, để hiệu chỉnh hiệu ứng cộng đỉnh cần phải có những tính toán rất phức tạp.

Hiệu ứng cộng đỉnh còn có thể hiệu chỉnh được bằng cách so sánh đường cong hiệu suất ghi khi sử dụng các nguồn đơn năng tức là không có hiệu ứng cộng đỉnh với các điểm hiệu suất ghi khi sử dụng các nguồn đa năng có các tia gamma nối tầng, trong trường hợp đối với các nguồn đa năng sẽ có một số điểm lệch khỏi đường cong hiệu suất ghi được xây dựng với các nguồn đơn năng, từ độ lệch này ta có thể đánh giá được hệ số hiệu chỉnh trung bình của hiệu ứng cộng đỉnh.

Phương pháp đơn giản có thể giảm bớt hiệu ứng này là đo các mẫu có hoạt độ lớn ở khoảng cách xa đêtectơ. Trong thực tế một đồng vị phóng xạ thường phát nhiều tia gamma khác nhau nên để tránh hiệu ứng cộng đỉnh, ta nên sử dụng những tia gamma không bị mất số đếm do hiệu ứng cộng đỉnh gây ra.

56

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH TIẾT DIỆN BẮT NƠTRON NHIỆT CỦA PHẢN ỨNG HẠT NHÂN 181TA(N,G)182TA (Trang 56 -58 )

×