Nội dung điều tra

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học (Trang 30)

- Nhận thức về vai trò của đánh giá hoạt động nhóm của giáo viên tiểu học

- Mức độ tiến hành đánh giá hoạt động nhóm khi dạy toán ở trường tiểu học của giáo viên

- Tìm hiểu các thành viên tham gia đánh giá hoạt động nhóm - Những thuận lợi, khó khăn khi đánh giá hoạt động nhóm

- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn chế của đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học.

1.2.3. Đối tượng và thòi gian điều tra

Đối tượng điều tra: Học sinh, giáo viên của trường Tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội

Thời gian điều tra: Từ ngày 02 tháng 03 năm 2015 đến ngày 10 tháng 04 năm 2015

1.2.4. Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra (bằng phiếu) - Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp tống kết kinh nghiệm

1.2.5. Kết quả điều tra

Qua việc phát phiếu, trò chuyện với giáo viên và học sinh, tôi thu được kết quả như sau

Thứ nhất: Nhận thức về vai trò của đánh giá hoạt động nhóm của giáo viên tiểu học

Y kiên 1 2 3 4

Kết quả

SL % SL % SL % SL %

2 10 11 55 5 25 2 10

Như vậy, qua bảng trên ta thấy đa số giáo viên đều cho rằng việc đánh giá hoạt động nhóm cho học sinh là việc làm cần thiết có tới 55% tổng số giáo viên được điều tra, 25% giáo viên cho rằng việc đánh giá hoạt động nhóm là bình thường, 10% giáo viên cho rằng việc đánh giá hoạt động nhóm là rất cần thiết và không cần thiết.

Thứ hai: Mức độ tiến hành đánh giá hoạt động nhóm khi dạy toán ở trường tiểu học của giáo viên

Y kiên 1 2 3 4

Ket quả

SL % SL % SL % SL %

10 50 3 15 7 35 0 0

Như vậy, qua bảng trên ta thấy khoảng 50% giáo viên cho rằng giáo viên thường xuyên đánh giá hoạt động nhóm của học sinh, trong khi đó thì không có giáo viên nào cho rằng không bao giờ đánh giá hoạt động nhóm của học sinh. Qua trò chuyện với các giáo viên, tôi thấy đa số giáo viên thường xuyên tiến hành hoạt động đánh giá việc tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh.

Y kiên 1 2 3 4 Kết quả

SL % SL % SL % SL %

6 30 3 15 1 5 10 50

Qua bảng trên ta thấy có khoảng 50% giáo viên cho rằng tham gia đánh giá hoạt động nhóm gồm cả giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, trong khi đó chỉ có 5% giáo viên cho rằng việc đánh giá là có sự tham gia của các cấp quản l í .

Thứ tư: Những thuận lợi, khó khăn khi đánh giá hoạt động nhóm

Y kiên 1 2 3 4

Kết quả

SL % SL % SL % SL %

8 40 4 20 3 15 5 25

Qua bảng số liệu trên có khoảng 40% giáo viên cho rằng thuận lợi khi đánh giá hoạt động nhóm chính là có công cụ đánh giá hoạt động nhóm, và chỉ khoảng 15% giáo viên cho rằng việc học sinh hiểu nhau là một trong những thuận lợi của việc đánh giá hoạt động nhóm

Y kiên 1 2 3

Kết quả

SL % SL % SL %

7 35 4 20 9 45

Qua bảng trên ta thấy có 45% giáo viên cho rằng khó khăn khi đánh giá hoạt động nhóm chính là không gian lóp học chật hẹp cũng ảnh hưởng tới việc đánh giá hoạt động nhóm của giáo viên, còn lại 20% giáo viên cho rằng công cụ đánh giá chính làm ảnh hưởng tới việc đánh giá hoạt động nhóm

Thứ năm: Tìm hiếu nguyên nhân dẫn đến hạn chế của đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học

Y kiên 1 2 3 4 5 Kết quả

SL % SL % SL % SL % SL %

10 50 7 35 1 5 1 5 1 5

Qua bảng trên ta thấy, khoảng 50% giáo viên cho rằng sĩ số lớp đông chính là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học, 35 % giáo viên cho rằng do cơ sở vật chất lớp học chưa tốt, chỉ 5% là nguyên nhân cho rằng nội dung khó, trình độ nhận thức của giáo viên và năng lực của giáo viên cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của việc đánh giá hoạt động nhóm

Kết luận:

Trong dạy học toán, để phát huy các năng lực của học sinh, cần thiết phải tổ chức hoạt động nhóm. Để hoạt động nhóm thật sự hiệu quả thì cần phải kiểm soát, đánh giá chính xác. Hầu hết giáo viên đều nhận thức được, tuy nhiên do lớp đông, nhóm chia đông, lộn xộn...hoạt động đánh giá hoạt động nhóm hầu như chưa được chú ý, giáo viên chỉ nhận xét chung chung, chưa cụ thể tới từng nhóm, cá nhân (nhóm viên, nhóm trưởng) (điều quan trọng của đánh giá: đánh giá phải vì sự tiến bộ của hoc sinh, phải giúp học sinh thấy được hạn chế để khắc phục, cố gắng)

Do đó cần phải có những biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng đánh giá hoạt động nhóm.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC TOÁN Ỏ TIẺU HỌC

2.1. Biện pháp 1: Tổ chức lóp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên về đánh giá, cách thiết kế các mẫu phiếu, cách sử dụng phỉếu

2.1.1. Mục đích

- Giúp giáo viên bổ sung các kiến thức trong việc đánh giá các hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học

- Cách thiết kế và sử dụng các phiếu đánh giá hoạt động nhóm.

2.1.2. Cách tiến hành

Công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên ở tiểu học về đánh giá hoạt động nhóm còn có những hạn chế, bất cập như:

- Nhận thức của các sở giáo dục và phòng đào tạo về bồi dưỡng chưa tương xúng với nhu cầu và yêu cầu. số lớp tổ chức chưa nhiều, chưa hết được đến đội ngũ giáo viên. Việc tổ chức lớp vẫn đa dạng, chưa phân loại đối tượng để tổ chức tập huấn riêng theo những nội dung chuyên sâu phù hợp với đối tượng.

- Phương pháp triển khai nội dung theo các chuyên đề vẫn áp dụng theo phương pháp thuyết trình là chính, thời gian tổ chức một buổi tập huấn thường chỉ trong một buổi nhưng có từ 2 - 3 nội dung nên chưa sâu, chưa kỹ. Thời gian để tổ chức các lóp bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên gặp khó khăn.

- Nội dung bồi dưỡng, tập huấn chưa liên hệ và gắn kết nhiều với thực tiễn hoạt động ở cơ sở, chủ yếu vẫn là cung cấp các kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến việc trang bị các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, các nội dung vẫn từ cấp trên triển khai xuống mà chưa xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của giáo viên.

- Công tác tổng họp, thống kê, báo cáo đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng hằng năm ở các trường chưa được thực hiện thường xuyên; thời lượng tổ chức các lóp tập huấn có nơi còn ít, chưa đảm bảo yêu cầu.

Từ tình hình nêu trên, để nâng cao khả năng đánh giá trong hoạt động nhóm các sở, phòng giáo dục phải nhận thức đúng và trách nhiệm hơn nữa trong công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Giành thời gian và nguồn kinh phí thỏa đáng cho công tác này, nội dung có thể phân loại để tổ chức thành nhiều lóp .Có thể nêu một số đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng như sau:

về nội dung tập huấn có thể chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1\ Trang bị những vấn đề cơ bản về việc đánh giá hoạt động nhóm

Đối với nội dung này, ngoài việc giảng trên lóp cần cung cấp tài liệu, có thể in dưới dạng cuốn cẩm nang cầm tay, tờ gấp như hiện nay vẫn đang thực hiện.

+ Nhóm 2: Trang bị phương pháp, các kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm như: Kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng (các cuộc thi, diễn đàn, giúp cho giáo viên chuyển hóa được các kiến thức đã được bồi dưỡng để giải quyết tốt các mối quan hệ, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong thực tiễn. Neu không coi trọng đi vào rèn các kỹ năng thì dù có kiến thức về chuyên môn nhưng giáo viên sẽ không biết cách làm thế nào để đưa những kĩ năng đem lại hiệu quả cho học sinh trong hoạt động nhóm.

về phương pháp: Trang bị cho giáo viên tiểu học một số phương pháp như phương pháp xây dựng kế hoạch hoạt động; phương pháp tổ chức các hoạt động, phương pháp học tập tích cực...

- Tổ chức tập huấn, tọa đàm, trao đổi, nói chuyện chuyên đề, đối thoại, tổ chức các cuộc thi...

- Chọn cử giáo viên đi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do sở, phòng giáo dục tổ chức

- Tổ chức tập huấn theo phương pháp tích cực: Trên thực tế thì khi sử dụng phương pháp này, người giảng không vất vả và người nghe không bị thụ động, mà phải tập trung tư duy và tham gia vào quá trình trao đổi

về một số giải pháp của sở giáo dục và phòng giáo dục

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của sở, phòng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Xây dụng khung chương trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo từng loại hình đảm bảo có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn, nội dung kiến thức với kỹ năng, kinh nghiệm theo yêu cầu.

Đổi mới phương thức chỉ đạo đối với các trường theo hướng tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên; chú trọng việc định hướng, lựa chọn giáo viên thực sự có năng lực.

Tăng số lóp tập huấn, bồi dưỡng hằng năm, phải đảm bảo phủ hết tới đội ngũ giáo viên, đối với các lóp về rèn kỹ năng cần tổ chức với số lượng người tham gia vừa phải thì mới tạo môi trường để mọi người cùng tham gia, nhất là đưa ra được các tình huống từ thực tiễn để cùng nhau trao đổi, lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.

Các sở, phòng giáo dục đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động tại trường, đây là một hình thức bồi dưỡng, rèn luyện giáo viên hiệu quả bởi giáo viên được tham gia trực tiếp.

Giải pháp đối vói giáo viên.

Nâng cao ý thức tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu, đúc rút và học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động.

Tích cực tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức. Ngoài việc trang bị các kiến thức cần thiết nên tập trung rèn cho mình

các kỹ năng, phương pháp cần thiết để tự tin trong việc triển khai, tổ chức hoạt động nhóm, để thiết kế các phiếu đánh giá hoạt động nhóm cho từng cá nhân, giúp cho việc đánh giá tổng kết của giáo viên chính xác.

Mạnh dạn tham gia các diễn đàn, các hoạt động, chủ động đề xuất với lãnh đạo tổ chức các phương pháp đánh giá hoạt động nhóm cho giáo viên tại trường tiểu học.

Giải pháp về các nguồn lực

Huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở các trường tiểu học như trang bị máy chiếu, hình ảnh cho đội ngũ giáo viên

Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo bồi dưỡng phù họp với tình hình, đối tượng, địa bàn, đảm bảo sự chủ động của sở phòng.

Cách thiết kế và sử dụng các phiếu hoạt động nhóm.

Thiết kế phiếu đánh giá hoạt động nhóm có thể có nhiều dạng vói nhiều mức độ phức tạp khác nhau, tuy nhiên tất cả đều có những đặc điểm chung là:

• Tập trung vào những mục tiêu có thế đo lường được và thường được thể hiện bằng các nội dung hoặc các tiêu chuẩn (của sự thể hiện, hành vi hoặc chất lượng) mà ta muốn đánh giá trong hoạt động nhóm

• Mô tả sự thể hiện của mỗi nội dung ở một vài mức độ khác nhau với các giá trị điểm. Như trong công cụ đánh giá có thể có 4 mức độ về chất lượng hoặc mức độ đạt được và được sắp xếp từ cao nhất đến thấp nhất. Các phiếu đánh giá trong phần đánh giá có hai loại là khái quát hoặc cụ thể. Phiếu tự đánh giá khái quát cung cấp một bức tranh tổng thể về mục tiêu và không được diễn đạt bằng các nội dung cụ thể. Ví dụ về loại phiếu tự đánh giá cụ thể như sau:

Phiếu tự đánh giá họp tác của cá nhân

Họ và tên: Lớp:

Em hãy khoanh tròn và trước các ý 1, 2, 3, 4 mà em cho là đúng

Nội dung 4 3 2 1

Tham gia hoạt động

nhóm

Tham gia đêu đặn và tích cực Có tham gia cho nhóm Có tham gia nhưng không đều đặn cho nhóm Không tham gia Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm Hoàn thành công việc được giao Hoàn thành công việc được giao với

sự nhắc nhở Chưa hoàn thành xong công việc được giao Không hoàn thành công việc được giao Hợp tác với nhóm Nhóm trưởng chia sẻ nhiều ý kiến và đóng góp nhũng thông tin có liên quan Nhóm trưởng chia sẻ các ý kiến khi được khuyến khích.

Nhóm trưởng thỉnh thoảng chia sẻ các ý kiến khi được khuyến khích. Nhóm trưởng không chia sẻ các ý kiến khi được khuyến khích. Nhận xét bằng phiếu tự đánh giá:

Sử dụng phiếu tự đánh giá để phân chia điểm cho những nhiệm vụ thể hiện khả năng cần phải hướng dẫn cả học sinh và phụ huynh học sinh, những người được làm quen với các bài kiểm tra và các câu hỏi trắc nghiệm. Phân chia điểm dựa trên phiếu đánh giá có thể đánh giá được đa dạng kiến thức, kĩ

năng, kĩ thuật, và các quá trình hon là các bài kiểm tra truyền thống, vì vậy cần phải nắm chắc hơn các thuộc tính về chất lượng học tập của học sinh. Phiếu tự đánh giá cụ thể với một giá trị điếm. Phiếu tự đánh giá cụ thể có thể chuyển thành bản hướng dẫn cho điểm bằng cách gán cho mỗi mức độ của sự thể hiện khả năng một giá trị. Giá trị của các nội dung cần phải được cân đối với nhau.

Phiếu tự đánh giá cụ thể với nhiều giá trị điểm. Xác định các thứ hạng bằng phiếu tự đánh giá với nhiều giá trị ở mỗi mức độ cần phải có cách nhìn toàn diện đối với các nội dung đánh giá. Các giá trị điếm trong một mức độ của một nội dung có thể không quan trọng như nhau. Một sản phẩm cụ thể có thể thoả mãn một vài giá trị điểm tại một mức độ của một nội dung hay của các nội dung khác ở các mức độ khác nhau. Đôi khi, số lượng các giá trị điếm không tưong ứng với các mức độ khác nhau, ví dụ ở một số nội dung, các cách hiểu sáng tạo và những phần quan trọng thường chủ yếu nằm ở các mức độ cao trong phiếu tự đánh giá mà không bao giờ có ở các mức độ thấp. Khi sử dụng phiếu đánh giá chi tiết để xác định các thứ hạng cho những nhiệm vụ phức tạp, hãy khoanh tròn hoặc đánh dấu vào những giá trị áp dụng cho những phần cụ thể công việc của học sinh. Sau đó, sử dụng đánh giá chuyên môn để xác định giá trị một mức độ bằng cách cho điếm số ở mỗi một nội dung hoặc bằng cách xem xét tổng thể chất lượng công việc. Xác định thứ hạng kiểu như thế này có phần chủ quan ở chỗ điểm giáo viên cho coi như là họp lí mà không phải cộng các điểm thành phần. Neu điểm số là phù họp và công bằng, học sinh quen với kiêu cho điếm này và hiêu rõ hơn thông tin phản hồi chi tiết hơn từ cách chấm điểm này.

Phiếu tự đánh giá khái quát: Phiếu tự đánh giá khái quát không có các nội dung cụ thể, có thể được sử dụng để xác định các thứ hạng, nhung phiếu này cung cấp cho học sinh ít thông tin cụ thể về sự thể hiện khả năng của các em. Phiếu tự đánh giá về bài diễn văn có sức thuyết phục mô tả những gì

trong bài diễn văn ở các thang điểm khác nhau và có vẻ rất chung chung.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp một số biện pháp đánh giá hoạt động nhóm trong dạy học toán ở tiểu học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)