Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình - chi nhánh huế (Trang 44 - 45)

- Tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn. Qua đó có những cảnh báo sớm cho các ngân hàng thương mại.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại tín phiếu, trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ như future, option...

- Có biện pháp hữu hiệu hỗ trợ các ngân hàng trong nước tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng tổ chức tín dụng nước ngoài trong bước đầu hội nhập.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản như: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận tới công

việc đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng; nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro; xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình - chi nhánh huế (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w