Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu càphê Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây doc (Trang 29 - 35)

5. Kết cấu bài nghiên cứu

2.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu càphê Việt Nam

Nâng cao chất lượng cà phê và tiêu chuẩn hoá thống nhất: nâng cao chất lượng cà phê không phải là một công việc có kết quả ngay, nó đòi hỏi một quá trình và có những bước đi phù hợp. Trước mắt, ngành cà phê Việt Nam cần xem xét và điều

22

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa "bốn nhà" : là nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, nhằm đảm bảo được tính tối ưu và hiệu quả của xuất khẩu

cà phê Việt Nam từ khâu chọn giống, chăm sóc, chế biến cho đến các khâu tìm kiếm

thị trường tiêu thụ, các cơ chế chính sách.Trong đó:

+ Nhà nước hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp, để họ có thể thu mua tạm trữ

cà phê ngay từ đầu vụ, tránh trường hợp đầu vụ bán không được giá, cuối vụ được giá

thì hết hàng. Các chuyên gia cũng cho rằng, tạm trữ phải là một chiến lược chủ động điều hành linh hoạt, chứ không phải là một giải pháp tình thế, bởi thực tế, Quyết định 481/QĐ-TTg ngày 13/4/2010 về tạm trữ cà phê đã chứng minh điều này (sau khi có quyết định tạm trữ, giá cà phê xuất khẩu đã tăng thêm trên 200 USD/tấn và giá cà phê

nhân trong nước cũng tăng từ 23 triệu đồng/tấn lên gần 30 triệu đồng/tấn). Ngoài ra, nên sớm đưa ra tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê phù hợp với tiêu chuẩn của ICO. Nhanh

chóng áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 và tiêu chuẩn hoá cà phê để có

thể nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm vì mục tiêu là cung cấp cho cả người

bán và người mua một sự đảm bảo về nguồn gốc, đặc tính và chất lượng hàng hóa. Việc tiêu chuẩn hóa cũng tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước ngăn cấm việc

XK những lô hàng cà phê có chất lượng quá thấp, không phù hợp với tiêu chuẩn và làm tổn hại đến tiếng tăm của nước sản xuất. Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng chiến lược xuất khẩu, điều hành chủ động trong việc bán và thu mua tạm trữ cà phê khi tình hình thị trường có tình trạng cung cấp dư thừa và giá có chiều hướng giảm

+ Bản thân doanh nghiệp nên hỗ trợ và kết hợp chặt chẽ với nhà nông từ khâu

nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản và phân loại để có được những sản phẩm năng suất

cao, phu hợp tiêu chuẩn, đem lại nhiều giá trị.

+ Nhà nông: Nên từ bỏ thói quen trong khâu thu hái cà phê “xanh nhà hơn già đồng” hái cả những trái còn xanh, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào nuôi trồng, thu

hoạch và bảo quản để nâng cao chất lượng cà phê

+ Nhà khoa học: nghiên cứu, lai tạo nhân giống cho ra đời những giống cà phê

cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu được ảnh hưởng của thời tiết

Nhà xuất khẩu nên thay đổi phương thức giao hàng: Theo thông lệ quốc tế, và đã từ lâu các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều đàm phán và ký hợp đồng với nhà

nhập khẩu theo điều kiện giao hàng FOB dẫn tới thiệt hại cho doanh nghiệp như hàng giao nhưng chưa thể lấy tiền, có vận đơn muộn nên thời gian chịu lãi tăng lên…Nếu các doanh nghiệp đàm phán và ký hợp đồng với nhà nhập khẩu để giao hàng theo phương thức FCA cho việc giao hàng bằng container hoặc (CIF) không những cho mặt hàng cà phê mà cả mặt hàng khác. Phương thức giao hàng bằng container là theo thông lệ quốc tế mà nhiều nước đã áp dụng, ngay cả Việt Nam nếu áp dụng thành công sẽ đem lại hiệu quả cho nhà xuất khẩu

Các nhà kinh doanh Việt Nam phải chủ động tham gia vào lĩnh vực phân

phối, tiêu thụ cà phê thế giới chứ không chỉ tiếp tục chỉ là người cung cấp hàng thô.: giảm dần khối lượng cà phê thô cung cấp cho các nhà độc quyền, mở rộng dần thị

phần cà phê chế biến của Việt Nam và do người Việt Nam cung cấp, doanh nghiệp cà phê Việt Nam cần tăng mức tiếp cận đến người trực tiếp tiêu thụ cà phê trên thế giới.

Muốn vậy, ngoài việc tăng thị phần và nâng cao chất lượng cà phê chế biến, Việt Nam

nên xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng toàn cầu. Bên cạnh đó, Cà phê Việt

Nam không thể đủ uy tín để chinh phục thế giới một khi chưa chinh phục được chính người dân Việt Nam. Nói như vậy có nghĩa là, các doanh nghiệp trong nước cần mở

mạng lưới tiêu thụ cà phê chính tại Việt Nam. Tạo ra hệ thống liên kết trong kinh

doanh cà phê trên thị trường nội địa có thể là một trong những định hướng chiến lược

kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong giai đoạn tới.

Hạn chế dùng phương thức trừ lùi: nên chuyển từ hình thức hợp đồng trừ lùi sang hình thức giao ngay để hạn chế việc bị các nhà đầu cơ nước ngoài thao túng đặc

biệt là khi giá giảm

Quảng bá thương hiệu: cần xây dựng chương trình thương hiệu và xúc tiến thương mại cho cà phê Việt Nam theo các tiêu chí của chương trình thương hiệu quốc gia (Vietnam Value) đặt ra với các giá trị mang triết lý “chất lượng, đổi mới và sáng tạo, năng lực lãnh đạo” để quảng bá với thế giới. Cà phê Việt Nam ngoài tên thương

hiệu còn cần có các thông số tiêu chuẩn phù hợp cho phép người tiêu dùng có thể truy

xuất nguồn gốc sản phẩm… thông qua mạng Internet.

24

được các rủi ro trong xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp có kế hoạch và phương án dự

phòng thích hợp

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

3.1 Nhận xét

Trong quá trình học tập các môn chuyên ngành, đặc biệt là môn quản trị xuất

nhập khẩu, em thật sự đã tiếp thu được nhiều kiến thức rất hay và thực tế về hoạt động

ngoại thương – thương mại quốc tế như:

 Incoterms ( International Commercial Terms- Các điều kiện thương mại quốc)

 Các phương thức thanh toán quốc tế

 Các kỹ năng về đàm phán hợp đồng ngoại thương

 Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh ngoại thương

. Nhờ có môn học mà em biết được tầm quan trọng và một số thực tế về hoạt động

ngoại thương và quản trị ngoại thương.

3.2 Đóng góp cho môn học

Trong quá trình học để có thể nâng cao được hiểu quả và khả năng vận dụng vào thực tế thiết nghĩ nên lòng ghép nội dung bài giảng vào những tình huống về ngoại thương để giúp sinh viên có thể tập làm quen với những vấn đế phát sinh cũng như có các phương án giải quyết phù hơp, tập thói quen phản xạ và giải quyêt tình huống.

Bên cạnh đó nên có thêm một số tư liệu để phục vụ môn học như: các vận đơn,

chứng từ mở L/C thưc tế, hợp đồng thuê tàu…. Nhưng vậy tính tương tác và thực tế sẽ cao hơn, sinh viên có cơ hội tiếp xúc trực tiếp sẽ nâng cao hiểu quả tiếp thu hơn.

26

KẾT LUẬN

Như vậy, thông qua đề tài “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây” Không chỉ đơn thuần hệ thống lại kiến thức

môn học một cách tổng quát mà chúng ta có thể thấy được đôi nét về tình hình xuất

khẩu cà phê Việt Nam, cùng những tồn tại trong xuất khẩu cà phê tại Việt Nam. Và để

có thể nắm bắt những lợi thế và phát huy tiềm năng, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp

phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê thì chúng ta cần có định hướng rõ ràng, thống nhất và đồng bộ trong hoạt động xuất khẩu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân- Th.S. Kim Ngọc Đạt_ Quản trị ngoại thương_Nxb Lao động- Xã hội

2. TS. Bùi Lê Hà- TS. Nguyễn Đông Phong- Nhóm tác giả_Quản trị kinh doanh

quốc tế_Nxb Thống Kê

Ngoài ra, trong bài viết còn sử dung tài liêu, số liệu và thông tin từ một số trang

web sau:

 Hiệp hội cà phê Việt Nam: www.vicofa.org.vn  Thông tin thương mại Việt Nam: www.tinthuongmai.vn  Thời báo kinh tế sài gòn: www.thesaigontimes.vn

 Tin tức kinh doanh và tài chính: vneconomy.vn  Y5cafe-diễn đàn của người nông dân cà phê: www.giacaphe.com

 Việt báo Việt Nam: www.vietbao.vn  ATPViệt Nam: www.atpvietnam.com  Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh

www.itpc.gov.vn  Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam www.vcci.com.vn  Cục xúc tiến thương mại www.vietrade.gov.vn  Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn:Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong những năm gần đây doc (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)