5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.1.2.4 Thương hiệu càphê Việt Nam còn yếu
Thương hiệu cà phê Việt Nam còn yếu, chưa phát triển được, nguyên nhân có một phần không nhỏ là do kỹ thuật chế biến và phương pháp đánh giá chất lượng còn kém.. Trong khi đó, xu hướng chung của thị trường là muốn có loại cà phê mang các
đặc trưng chất lượng gốc ổn định, thuận tiện cho việc rang xay và phối trộn sản phẩm
Bên cạnh đó, cơ sở của thương hiệu là vùng nguyên liệu đồng nhất, chất lượng
cao và an toàn. Thực tế, hiện nay, trừ vùng nguyên liệu cà phê Đăk Lăk là tương đối
lớn, còn lại, những vùng nguyên liệu khác ở Ðông Nam bộ hay Bắc Trung bộ còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa thật sự muốn xây dựng được thương hiệu. Đối với nước
tách riêng thành 3 loại: thương hiệu của nhà xuất khẩu cà phê nhân, thương hiệu của
các nhà chế biến cà phê hòa tan và thương hiệu của các nhà chế biến cà phê rang xay
(thường kết hợp hệ thống quán hàng).
Hiện nay cả nước có hơn 140 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê và số lượng các nhà xuất khẩu teo tóp dần theo thời gian, loại thải dần những nhà xuất
khẩu cà phê nghiệp dư mỗi năm chỉ xuất vài container. Có năm, theo thống kê của hải quan, có hơn 200 doanh nghiệp chia sẻ sản lượng xuất khẩu một triệu
tấn. Tuy nhiên, sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đa phần
thuộc các doanh nghiệp hội viên của VICOFA. Nếu nói về thương hiệu cà phê xuất khẩu trong vòng 10 năm trở lại đây thì dẫn đầu là Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), sau đó đến Cà phê 2-9 Dak Lak (Simexco Dak Lak), Intimex, Thái Hòa, Inexim Dak Lak, Tín Nghĩa (Đồng Nai).
Mặc dù thị trường cà phê hòa tan Việt Nam hiện nay khá phong phú, ngoài chế
biến trong nước còn có hàng nhập khẩu với hàng chục nhãn hiệu khác nhau nhưng thị phần hiện nằm trong tay 4 thương hiệu hàng đầu là Vinacafe Biên Hòa, Nescafe (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), G7 của Trung Nguyên và gần đây còn có thêm Moment của Vinamilk.
Nếu nói thương hiệu cà phê rang xay thì các tên tuổi cà phê rang xay chỉ đếm chưa quá đầu ngón tay. Nổi lên đầu tiên là thương hiệu cà phê Trung Nguyên với hàng trăm quán cà phê nhượng quyền trong nước, kể cả ở nước ngoài. Sau Trung Nguyên có Highlands cũng là cà phê rang xay kết hợp với hệ thống quán mang cùng thương hiệu. Ngoài ra còn có nhiều nhãn hiệu cà phê rang xay khác kết hợp với hệ thống quán như Phúc Long với thương hiệu Chateau hay một số
công ty kinh doanh trà ở Bảo Lộc kết hợp kinh doanh cà phê