Đói nghèo trong chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn. Càng đói nghèo nội chiến xảy ra càng liên tục. Như vậy chính đói nghèo, nội chiến đã tạo ra một vòng luẩn quẩn không có lối thoát và đẩy người dân vô tội vào cảnh cùng cực hơn. Họ vừa phải chống đỡ với hai bên của cuộc nội chiến lại vừa lo cho cuộc sống hàng ngày của bản thân.
4.1 Tình hình chiến sự ở Nigeria.
Chiến tranh, mà chủ yếu là nội chiến chính là một nỗi lo thường trực đối với những người dân ở đất nước Nigêria. Những cuộc nội chiến, những cuộc nổi dậy của các nhóm bạo loạn được diễn ra thường xuyên, với tần suất liên tục, cả ngày và đêm. Nó thường được diễn ra tại các giếng dầu, tại các thành phố lớn, nơi tập trung những
quan chức đứng đầu đất nước và các ông chủ dầu mỏ. Cách tấn công của những nhóm người gây bạo loạn này thường là phá hoại các đường ống dẫn dầu, bắt cóc con của các ông trùm nhằm đòi khoản tiền chuộc, … Hậu quả mà chiến tranh đem lại là lượng người chết gia tăng, như năm 2008, ước tính do lượng sản xuất dầu giảm sút đã làm nổ ra một loạt các cuộc bạo động, tấn công của những nhóm người nổi dậy và lượng người bị thương vong ước tính đã tăng lên gấp 3 so với bình thường. Hơn thế nữa, khi có nội chiến xảy ra, hệ thống cơ sở vật chất cũng bị phá hoại, nền kinh tế không có khả năng hồi phục và không thể phát triển nổi. Lực lượng lao động chính là những thanh niên khoẻ mạnh thì tham gia tới 75% vào các đội quân phiến loạn nên gần như không thể đạo tạo một đội ngũ lao động nhằm phôi phục và phát triển lại nền kinh tế.
4.2 Nguyên nhân dẫn tới nội chiến ở Nigeria.a) Phân phối thu nhập không đồng đều: a) Phân phối thu nhập không đồng đều:
Khi bán dầu mỏ, lựơng tiền thu về cho quốc gia là rất lớn. Tuy nhiên, với miếng bánh dầu mỏ khổng lồ như vậy thì sự phân chia trong những tầng lớp trong đất nước lại không hề phù hợp. Những ông chủ dầu mỏ, những quan chức địa phương thì được “miếng bánh” rất lớn trong khi đó đa số người dân lại không hề nhận được phần bánh tương ứng với mình. Họ phải làm việc vất vả tại các giếng dầu, vậy mà lại được nhận quá ít và phải sống với điều kiện vật chất thiếu
thốn đủ bề, lương thực không có, ốm đau cũng không có cơ sở chăm sóc tốt vì họ không có tiền. Chính vì thế sự bức xúc trong những người lao động ngày càng tăng lên. Nội chiến xảy ra nhằm giải toả những bức xúc đó. Đây là kết quả tất yếu của những đè nén bao lâu nay.
b, Mâu thuẫn trong nhân dân đối với chính phủ.
Nigiêria là một nước có hiện tượng tham nhũng xảy ra phổ biến. Trong khi những người dân phải sống cực khổ thì những quan chức chính phủ lại ăn chơi vung tiền khắp nơi, tiêu xài hoang phí khiến người dân trở nên bất bình, họ đã tạo ra các cuộc biểu tình, phá hoại các cơ sở vật chất của chính phủ, họ lập lên những đội quân li khai nhằm chống lại quân đội của chính phủ. Đáng buồn những người tham gia chính của đội quân này lại là những thanh niên, lực lượng lao động chính của xã hội. Khi tham gia vào đây, chính họ đã làm cho đất nước này ngày càng đói nghèo bởi những hành đông của họ. Nền kinh tế khi có chiến tranh không tạo ra của cải vật chất mà còn làm hao hụt đi cả của cải lẫn cơ sở của nền kinh tế.