Tham nhũng là nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và cũng là vật cản người dân vượt qua đói nghèo", chủ tịch IT Peter Eigen tuyên bố. "Hai tai hoạ đó hỗ trợ lẫn nhau, ghìm người dân vào vòng tròn luẩn quẩn của nghèo đói". Cho đến nay, trong hầu hết các báo cáo của Ngân hàng thế giới hay Tổ chức Minh bạch quốc tế thì châu Phi vẫn là lục địa đứng đầu về số quốc gia được xếp hạng tham nhũng cao và hậu quả là nạn đói, bệnh dịch và cơ sở hạ tầng yếu kém đã và đang kéo lùi sự phát triển của họ.
3.1. Thực trạng tham nhũng ở Nigeria.
Khoản thu từ chính nguồn tài nguyên dầu mỏ vcủa Nigeria có thể nói không hề kém các quốc gia khác trong khối OPEC là bao nhiêu nhưng người dân Nigeria cho đến nay vẫn phải chịu cảnh nghèo đói và bệnh tật hoành hành không khác mấy so với những quốc gia châu Phi nghèo đói khác. Nguyên nhân chính là nạn tham nhũng đã hoành hành ở quốc gia này suốt nhiều thập kỷ qua và một phần không nhỏ số tiền bán dầu mỏ đó đã rơi vào túi của những vị quan chức tham lam và có "những ngón tay ngứa ngáy". Đơn cử như vụ án mới được cơ quan điều tra Nigeria phanh phui gần đây và thủ phạm là một
vị thống đốc. Trong 10 năm tại vị của mình (từ 1997 -2007) vị thống đốc này cũng đã kịp biển thủ hơn 50 triệu bảng Anh (khoảng hơn 100 triệu USD) và cất giấu tại nhiều tài khoản bí mật trong các ngân hàng của Anh và Thụy Sỹ. Mọi sự chỉ bị phát hiện khi người ta cảm thấy nghi ngờ về sự hoang tàn quá độ của ông ta trong khi tổng thu nhập từ chức vụ của ông ta cũng chỉ vào 80.000 USD /năm. Điều đau lòng hơn nữa khi đó lại không phải là một trường hợp cá biệt vì đã có quá nhiều những vụ án bị phanh phui và thủ phạm có thể là một vị quan chức đang đương nhiệm, đã nghỉ hưu hay thậm chí là cả bạn bè hoặc họ hàng của họ.
Theo một thống kê của Ngân hàng Thế giới thì hàng năm đất nước Nigeria bị mất đi khoảng 25% tổng thu nhập của họ vì nạn tham nhũng. Nói một cách cụ thể hơn là mỗi năm những "con sâu mọt" của Nigeria đã "gặm" mất của đất nước này khoảng 500 tỷ USD. Những con số "kỷ lục" liên tục được phanh phui và nhiều khi nó lớn đến mức chính các điều tra viên của Nigeria cũng phải thốt lên rằng: Chúng (những tên tham nhũng) lấy làm gì mà nhiều thế khi mà phải nhiều đời sau mới có thể tiêu hết được số tiền ấy. Một quan chức trong đại sứ quán Thụy Sỹ tại Nigeria đã tiết lộ rằng các thanh tra tài chính ngân hàng của họ đã khám phá ra khoảng 500 triệu USD được vị sĩ quan cao cấp trong quân đội Nigeria cất giấu tại nhiều ngân hàng trên đất Thụy Sỹ. Vị sĩ quan ấy sau này đã trở thành tướng Sani Abacha
và vụ trao trả số tiền từ Thụy Sỹ về Nigeria đã được người dân mỉa mai gọi bằng cái tên "lộc Abacha". Còn theo như tiến sĩ Antonio Maria Costa - Giám đốc điều hành cơ quan theo dõi về ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, kể từ năm 1999 đến nay Nigeria đã thu hồi được khoảng 400 triệu USD từ các tài khoản bí mật mà các quan chức tham nhũng đã gửi ở nước ngoài. Nhưng theo lời của một vị lãnh đạo cơ quan điều tra chống tham nhũng của Nigeria thì đó chỉ là "phần nổi nhỏ nhoi của tảng băng" và vị này còn nói một câu rất hình tượng: "Nếu bạn nối số tiền bị đánh cắp ở Nigeria lại với nhau bạn sẽ đủ tạo thành một con đường mòn dẫn lên mặt trăng và quay về Nigeria".
Tổ chức minh bạch quốc tế ( TI) khi công bố danh sách chỉ số cảm nhận tham nhũng đã đặc biệt nhấn mạnh: “ Các nước giàu dầu hỏa như Angola, Azerbaijan, Ecuador, Indonesia, Iran, Iraq, Kazakhtan, Libya, Nigeria, Nga, Sudan, Tchad, Venezuela và Yemen đều có những thành tích “ tham nhũng” cực kỳ xấu. Tại các nước này, thu nhập của lĩnh vực dầu hỏa bị các hợp đồng, đấu thầu tuồn vào trong túi các lãnh đạo công ty phương Tây, giới trung gian và quan chức địa phương”
3.2 Nguyên nhân tham nhũng ở Nigeria
Một điểm chung của các vụ án tham nhũng trên là nguồn ngân quỹ khổng lồ thu được từ việc bán dầu mỏ lại nằm một cách rất "hớ hênh" cùng với sự quản lý vô cùng lỏng lẻo của các cơ quan cấp trên
và chính điều đó đã đánh vào lòng tham của những quan chức "ngứa tay".
Tình trạng thông tin không hoàn hảo ở quốc gia này cũng là một “kẽ hở” lớn giúp các vị quan lớn thản nhiên lấy tiền đúi đầy hầu bao của mình. Lẽ dĩ nhiên điểm đến mới của một phần trong ngân quỹ đó là tài khoản cá nhân trong các ngân hàng nước ngoài. Nhiều người dân châu Phi cho rằng chính các nước châu Âu cũng phải chịu một phần trách nhiệm trước tình trạng này vì họ đã gián tiếp tiếp tay cho những dòng tiền bị đánh cắp chảy vào các ngân hàng của họ.