QUÁ TRÌNH VIÊM.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH lý máu và DỊCH THỂ (Trang 30 - 31)

Khi viêm, đặc tính của mô bị thay đổi như sau: - Giãn mạch tại chỗ làm cho lưu lượng máu tăng lên. - Tăng tính thấm mao mạch gây phù nề.

- Đông dịch kẽ và dịch bạch huyết do fibrinogen và các yếu tố gây đông máu thoát vào.

- Tập trung nhiều bạch cầu N và đại thực bào. - Các tế bào của mô trương phồng lên.

Mô bị thương tổn do bất kỳ một nguyên nhân nào (vi khuẩn, chấn thương, hoá chất, nhiệt v.v...) sẽ giải phóng histamin, bradykinin, serotonin, prostaglandin, các yếu tố gây đông máu. Lympho bào T hoạt hoá giải phóng ra lymphokin. Một số chất trên đó hoạt hoá đại thực bào và cùng với một số sản

phẩm khác do tế bào tổn thương và vi khuẩn tạo ra đã gây hoá động dương tính với bạch cầu N và đại thực bào. Bạch cầu bám mạch, xuyên mạch và di chuyển tới ổ viêm.

Sự đông dịch kẽ và bạch huyết tạo ra một bức tường bảo vệ ngăn cách giữa vùng viêm và vùng lành. Sự tập trung của bạch cầu (đại thực bào tới trước: sau vài phút, bạch cầu N tới sau: sau vài giờ) là một hàng rào thứ hai. Đồng thời với sự tập trung của bạch cầu, tế bào viêm sản xuất ra các globulin, các sản phẩm phân huỷ bạch cầu vào máu, theo máu tới tác động lên tuỷ xương làm tăng sản xuất bạch cầu (sau một, hai ngày). Do quá trình tăng sản xuất bạch cầu cho nên trong máu sẽ có nhiều bạch cầu non hơn bình thường (bạch cầu đũa).

Ổ viêm hình thành một cái hốc chứa xác vi khuẩn, bạch cầu N, đại thực bào, tổ chức hoại tử gọi là mủ. Mủ nhiều sẽ bị vỡ thoát ra ngoài hoặc vào các xoang, các tạng rỗng của cơ thể. Nếu hàng rào bảo vệ kém, vi khuẩn sẽ lan rộng vào các cơ quan, có khi vào cả máu. Ở máu cũng có đại thực bào và bạch cầu N sẵn sàng tiêu diệt chúng. Trong nhiều trường hợp cơ thể không tự bảo vệ được mình các triệu chứng nhiễm khuẩn tăng lên dần và cần phải được điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH lý máu và DỊCH THỂ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w