Các giaỉ pháp bổ sung

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (Trang 30 - 37)

3.3.3.1 Chính sách về đất đai

- Đối với vùng lõi: Trước tất phải hoàn tất thủ tục cấp sổ bìa đỏ về quyền giao sử dụng đất ở vùng lõi cho ban quản lí VQG theo luật định. Tiếp theo, quy hoạch sử dụng đất hợp lí. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần được bảo tồn nghiêm túc. Phân khu phục hồi sinh thái cần áp dụng chính sách giao khoán để sử dụng trên nguyên tắc sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước.

Phân khu dịch vụ cần được tôn tạo, xây dựng cảnh quan, phục vụ tốt công tác quản lí bảo tồn, đồng thời kết hợp đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục môi trường và du lịch, tham quan giải trí.

- Đối với vùng đệm :

+ Khu dân cư và canh tác nông nghiệp: giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, tạo giá trị thu nhập cao nhằm cải thiện đời sống cho nhân dân.

+ Khu rừng phòng hộ: Trước mắt giữ nguyên trạng để rừng phát huy cức năng phòng hộ và cải thiện môi trường. Về lâu dài, cần duy trì một phần diện tích rừng ngập mặn thích hợp để đảm bảo môi trường sinh thái vùng. Khi chuyển đổi rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản cần áp dụng các biện pháp thích hợp để tạo mô hình lâm ngư nghiệp kết hợp, nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững.

- Vùng nuôi trồng thủy sản: Quy hoạch khoảng 300 – 400 ha xây dựng mô hình nuôi tôm bán tham canh. Diện tích đầm còn lại và các đầm tôm trắng ở Cồn Ngạn và Bãi Trong cần chuyển sang nuôi sinh thái. Những đầm trắng cần có biện pháp phục hồi lại rừng ngập mặn để cải thiện môi trường nuôi.

3.3.3.2 Chính sách bảo vệ an ninh quốc phòng

Đây là khu vực biên phòng nên viêc bảo vệ tài nguyên môi trường gắn liền với công tác an ninh quốc phòng ở vùng biên giới. Cần tăng cường năng lực quản lí bảo vệ cho các lực lượng vũ trang khu vực ( biên phòng, bộ đội ,an ninh ) và các đơn vị quản lí tài nguyên. Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp để động viên quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ an ninh thế giới, nhằm từng bước thiết lập trật tự vè mọi mặt ở khu vực. Góp phần đảm bảo giữ vững an ninh quốc phòng tuyến biển.

3.3.3.3 Giải pháp huy động vốn đâu tư quy hoạch:

- Giải pháp huy động vốn đâu tư từ ngân sách nhà nước: Nguồn vốn này tập trung đầu tưvào các công trình trọng yếu mang tính định hướng như: Hệ thống giao thông đầu mối, hệ thống thủy lợi cấp 1, hệ thống điện chính, các khu vực trung tâm...Để huy động và phát huy hiệu quả của nguồn vốn này,

cần tranh thủ sự quan tâm của các nghành, các cấp, khi tiến hành phải thực hiện đầy đủ nhanh chóng các quy trình theo quy định về quản lí đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và phân công cán bộ có trách nhiệm và có năng lực để đảm bảo công việc.

- Giải pháp huy động vốn của các tổ chức và cá nhân, của các địa phương: Thực hiện cơ chế đấu thầu, giao quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh, đảm bảo lwoij ích hài hòa của nhân dân và nhà nước, thông qua đó để động viên tổ chức và cá nhân cùng tham gia đầu tư.

- Tăng cường công tác quảng bá, mở rộng hình thức liên doanh, liên kết tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nguồn vốn bên ngoài. Đặc biệt quan tâm thu hút nguồn vốn ODA cho các dự án vùng đệm, dự án du lịch sinh thái. Tạo môi trường thuận lợi để sẵn sàng tiếp thu các dự án nhỏ của tổ chức phi chính phủ, các tôt chức quốc tế khác quan tâm hỗ trợ cho khu vực để bảo tồn và phát triển ngày càng tốt hơn tài nguyên – môi trường ở khu Ramsar Xuân thủy.

Kết luận

Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp đánh giá đúng thực trạng phát triển

du lịch đang diễn ra tại VQG Xuân Thủy – Một nơi có tiềm lực phát triển du lịch rất hấp dẫn. Đề tài giúp nhìn nhận lại những việc đã làm được và còn chưa làm được trong công tác quản lí thúc đẩy phát triển du lịch diễn ra một cách mạnh mẽ và bền vững tại VQG. Thông qua các phương pháp nghiên cứu

và đánh giá từ thực tế, đề tài còn giúp đưa ra các định hướng, dự báo và những giải pháp thích hợp nhất để đóng góp vào đường hướng cũng như việc xây dựng các mục tiêu chiến lược trong việc phát triển du lịch tại VQG. Đề tài còn giúp mở ra các hướng đi thích hợp cho việc bảo tồn kết hợp vào khai thác du lịch cũng như giải quyết đời sống nhân sinh của cư dân vùng đệm trong khu vực của VQG. Đây cũng là dịp giúp quảng bá hình ảnh của VQG Xuân Thủy tới nhiều người, nhiều nơi như là một định hướng quảng bá vừa có tính xã hội vừa có tính kinh tế hóa. Gợi mở ra các nhu cầu đầu tư và phát triển cho VQG. Đề tài còn giúp chỉ ra các vần đề cần bắt tay làm ngay cũng như phải củng cố lại trong công bảo tồn, gìn giữ các nguồn tài nguyên đang bị đe dọa rất nhiều trước các nguy cơ bị tàn phá và biến mất vĩnh viễn. Đồng thời đề tài cũng chuyển tải một thông điệp là hay chung ta xây dựng và bảo vệ môi trường trước khi quá nuộn.

Những nội dung được thể hiện trong bài báo cáo được tìm hiểu và thu thập qua quá trình thực tập tại cơ sở và sự chỉ dạy của người hướng dẫn. Được tổng hợp, tham khảo và đánh giá thông qua sự hiểu biết và tìm hiểu của chủ đề tài. Chính vì thế sẽ không tránh khỏi những thiếu xót cũng như những hạn chế. Qua đây cũng mong cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập sẽ có những đánh giá, bổ sung để làm cho đề tài được hoàn chỉnh hơn, để thực sự trở thành một đề tài hữu ích cho thực tế. Đóng góp một phần nào đó vào sự phát triển tại VQG Xuân Thủy nói riêng cũng như quá trình phát triển của các VQG khác.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Tuệ và nhóm tác giả, địa lí du lịch, NXB TPHCM, 1999 2. PGS - TS Trần đức Thanh , nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội, 2000

4. Tổng quan du lịch Nam Định. UBND TP Nam Định, 2005 Và các nguồn tài liệu khác.

Phụ lục

- Hình ảnh sinh hoạt văn hóa và kiến trúc tôn giáo ở vùng đệm của VQG:

- Hình ảnh hoạt động du lịch tai VQG Xuân Thủy:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy (Trang 30 - 37)