- Khu dịch vụ du lịch: Bao gồm khu trung tâm du khách, bảo tàng động thực vật, khu nhà nghỉ sinh thái, khu vui chơi giải trí…Khu này được bố trí ở gần khu trung tâm hành chính và dịch vụ của VQG Xuân Thủy. Quy mô của khu dịch vụ căn cứ vào việc tính toán sức chứa sinh thái của VQG ( diện tích từ 20 – 50 ha ).
- Điểm tham quan:
+ Vườn thực vật và mô hình Vườn động vật đất ngập nước ở giữa cồn ngạn ( diện tích 10 – 20 ha )
+ Rừng phi lao và biển ( ở trạm biên phòng Cồn Lu ) xây dựng chòi quan sát, khu nhà nghỉ sinh thái 9 2ha 0 và dịch vụ tắm biển, cắm trại.
+ Rừng phi lao và biển ( ở ngang Giao Xuân – cuối Cồn Lu ) xây dựng chòi quan sát, nhà nghỉ sinh thái ( 2ha) dịch vụ tắm biển và cắm trại.
+ Rừng phi lao và bãi biển ( ở ngang bãi Nứt, Cồn Lu ) xây dựng chòi quan sát và dịch vụ tắm biển ( đây là bãi tắm đẹp nhất ).
+ Các bãi chim ở đầu và giữa Cồn Ngạn, Cồn Xanh và cuối Cồn Lu, xây dựng chòi quan sát cho từng bãi chim.
+ Mô hình lâm ngư kết hợp ở Cồn Ngạn ( tuyến này cần sửa sang nâng cấp đường bộ cho du khách đi lại thuận tiện ).
+ Mô hình sinh thái nhân văn, kiến trúc tôn giáo ( nhà thờ, chùa chiền..) ở vùng đệm VQG.
Ở một số điểm thăm quan sẽ có thết kế xây dựng chòi quan sát hoặc nhà nghỉ sinh thái số lượng lượng du khách hạn chế. Đồng thời tăng cường trang thiết bị phục vụ du lịch ( phương tiện vận chuyển thủy bộ, quan trắc, bảng chỉ dẫn và công trình phụ trợ khác…).
Thiết kế tour
- Tuyến 1: Đi từ nhà môi trường ra cửa sông Trà, thăm Cồn Xanh, về bãi phi lao ( Trạm biên phòng Cồn Lu), quay về nhà môi trường ( tuyến này chủ yếu dành cho khách du lịc phổ thông, có thời gian từ 4-6h ).
- Tuyến 2: Đi từ văn phòng VQG theo sông Vọp thăm khu cuối cồn Lu, đi bộ hoặc thuyền dải dọc cát ven biển Cồn Lu xem chim rừng sau đó đi thuyền về
văn phòng VQG ( tuyến này dành cho khách Du Lịch Sinh Thái đích thực, thời gian từ 1-2 ngày).
- Tuyến 3: Đi đường bộ thăm hệ thống nuôi trồng thủy sản quảng canh và quan sát chimtreen dọc tuyến ở Cồn Ngạn, một phần Bãi Trong và khu dân cư ở vùng đệm ( thời gian của tuyến này là 1 ngày ).
- Tuyến 4: Đi từ nhà văn phòng của VQG thăm làng điện biên, sau đó thăm khu rừng ngập mặn mới trồng của hội trữ thâp đỏ Đan Mạch, thăm mô hình trại giống và khu vây vạng ở Giao Xuân. Sau cùng đi dọc các xã ven đệm thăm cảnh quan và tập quán văn hóa cộng đồng địa phương: nhà thờ, mô hình làng nghề…( thời gian 7h, tuyến này áp dụng cho khách du lịch phổ thông )
3.3.2.2 Đào tạo về tổ chức
- Đề suất thành lập ban quản lý du lịch VQG Xuân Thuỷ. Ban quản lí du lịch trong phạm vi VQG sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban quản lý Vườn. Mô hình ban quản lý Khu du lịch sinh thái Xuân Thuỷ, ban quản lý VQG, ban quản lý khu du lịch nhà nước và các bộ, ngành liên quan UBND tỉnh Nam Định, Tổng cục du lịch, ban ngành liên quan của tỉnh sở thương mại du lịch quan hệ phối hợp nhiệm vụ chủ yếu của ban quản lý du lịch là: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển khu du lịch phù hợp đặc biệt là du lịch sinh thái của VQG; lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; liên kết thành hệ thống mối liên quan với các cơ quan ban ngành có liên quan; tiến hành quảng bá về du lịch cho khu vực.
- Thành lập trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Trong trung tâm này là khu trung tâm giáo dục môi trường nơi du khách sẽ được nghe thuyết trình (bằng hình ảnh, hiện vật, hội thoại, trao đổi). Từ đây du khách sẽ đến các khu chức năng khác để thực hiện chuyến du lịch của mình trong phạm vi VQG với hành trang những kiến thức cơ bản đã được nâng lên.
3.3.2.3. Đào tạo về nguồn nhân lực
- Đào tạo cán bộ và nhân viên: Hiện nay đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, như vậy cần bổ sung đủ số lượng. Kết hợp giữa đào tạo
mới với đào tạo lại đội ngũ cán bộ để họ có đủ kiến thức và năng lực điều hành hoạt động.
- Đào tạo hướng dẫn viên, tiếp viên, nhân viên phục vụ khác( bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và khả năng ngoại ngữ)
-Về hình thức đào tạo: đào tạo tập chung hoặc tại chức, cả dài hạn và ngắn hạn. Đào tạo trong nước và quốc tế. Cử các cán bộ tham gia các lớp tập huấn, tham quan học tập, hội thảo giao lưu đối thoại để tăng cường năng lực hoạt động thông qua trải nghiệm thực tế. Thiết lập cơ sở dữ liệu của VQG Xuân Thuỷ Kết quả các hoạt động nghiên cứu và thực thi tại VQG có giá trị rất lớn đối với việc quản lý bảo vệ bền vững hệ sinh thái đất ngập nước. Những dữ liệu đó cần lưu giữ một cách có khoa học, có tổ chức, có thể trao đổi.
3.3.2.4. Đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình Du Lịch Sinh Thái: Khu dịch vụ du lịch: bao gồm Trung Tâm du khách, bảo tàng động thực vật, khu nhà nghỉ sinh thái, khu vui chơi giải trí.. Những dịch vụ thiết yếu: Hệ thống điện, đường, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, và các dịch vụ khác cần được ưu tiên xây dựng để tạo điều kiện tốt cho hoạt động du lịch cũng như thu hút khách tham quan.
- Điểm tham quan: Vườn thực vật và mô hình Vườn động vật ở giữa Cồn Ngạn. Chòi quan sát, khu nhà nghỉ sinh thái ở Trạm biên phòng Cồn Lu. Xây dựng chòi quan sát và dịch vụ tắm biển, cắm trại ở Bãi nứt – Cồn Lu, đây là khu vực rất đẹp và thuận lợi. Chòi quan sát chim ở đầu Cồn Ngạn, Cồn Xanh, và cuối Cồn Lu. Mô hình lâm ngư kết hợp ở Cồn Ngạn. Các công trình kiến trúc tôn giáo( nhà thờ, chùa chiền,... ).
3.3.2.5. Quản lý khu du lịch bền vững.
- Tính toán sức chứa sinh thái thích hợp cho khu du lịch, tổ chức quan trắc và đánh giá thường xuyên tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và sinh thái nhân văn. Từ đó đề ra những biện pháp điều chỉnh quản lý kịp thời.
- Xây dựng quy chế quản lý khu du lịch: xác định phí vào vườn, quy định với khách du lịch, quy định bảo vệ tài nguyên môi trường ... Xác định cơ chế phân phối lợi ích từ du lịch( cho VQG, ngân sách địa phương và cộng đồng)... - Tiếp thị quảng bá về DLST: Tăng cường marketing trên các phương tiện truyền thông và bằng nhiều hình thức phổ biến như: in tờ rơi, lập trang Web, tổ chức mùa du lịch tại VQGXT...
- Tăng cường giao lưu hợp tác với các cơ quan liên quan: sở môi trường tỉnh Nam Định, tổng cục du lịch, các ban ngành liên quan của tỉnh,...Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên: IUCN, WWF, Birdlife,...
3.3.2.6. Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của địa phương thì đồng nghĩa với tác động tiêu cực lên kinh tế xã hội. Đa số dân sống bằng nghề làm ruộng, thời gian gần đây họ tham gia nhiều hơn vào hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ở vùng bãi biển. Nhưng bình quân thu nhập không cao. Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch mà người dân ở đây có thể đảm nhận bao gồm: sản xuất và bán các đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển (chèo đò)... và các dịch vụ khác. Ngoài ra hoạt động du lịch ở vùng này sẽ còn đem lại rất nhiều lợi ích cho dân địa phương, ngoài lợi ích kinh tế còn có lợi ích về văn hoá như có cơ hội giao lưu văn hoá, được tuyên truyền, giáo dục để gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của địa phương.