Vài nét cơ bản về thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố hà nội một số khớa cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 37 - 42)

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhiều quan hệ xã hội cũng phát triển đa dạng và phức tạp. Đặc biệt khi xuất hiện sở hữu tư nhân thì các quan hệ trong xã hội càng trở nên đa dạng, gay gắt và trong xã hội hình thành các tập hợp người có lợi ích giống nhau gọi là giai cấp. Một bộ phận không nhỏ trong xã hội muốn có lợi ích về vật chất, tinh thần nhiều hơn những người khác nhưng lại ít phải lao động đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng nhiều. Đây chính là mầm mống của tội phạm. Các nhà nước trên thế giới, muốn duy trì ổn định trật tự xã hội và kéo dài thời gian quản lý xã hội cần thiết phải có một hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật hình sự làm thước đo cho các chuẩn mực xã hội. Chính từ khi có sự xuất hiện của pháp luật hình sự, tội phạm đã bắt đầu được miêu tả, nhận diện là một hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra một sự nguy hiểm nhất định cho xã hội và bị nghiêm cấm trong xã hội. Như vậy, tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như sự xuất hiện của sở

hữu tư nhân và sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng [13, tr. 287], có nguồn

gốc xuất phát từ xã hội và mang tính xã hội. Tội phạm có liên hệ chặt chẽ, biện chứng với các hiện tượng xã hội khác với các điều kiện tồn tại xã hội.

Đối với mỗi một phạm vi xã hội, chế độ xã hội khác nhau, thì quan niệm về tội phạm cũng có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung, tội phạm là hành vi của con người có năng lực nhận thức và năng lực hành vi gây ra hoặc đe dọa gây ra một sự nguy hiểm nhất định cho xã hội. Bản thân tội phạm và diễn biến của nó trực tiếp tác động tới lợi ích của từng cá nhân và toàn xã hội, trực tiếp gây ra hoặc đe dọa gây ra sự nguy hiểm cho các mối quan hệ xã hội. Ngược lại, các quan hệ xã hội trong quá trình vận động và phát triển cũng có tác động nhất định, ảnh hưởng tới tình hình tội phạm theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, khi nghiên cứu tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta nghiên cứu nó với các mối quan hệ với tình hình tội phạm chung và

các điều kiện, đặc điểm về mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, chính trị... của thành phố Hà Nội. Từ đó, chúng ta mới có thể nhận thức được đầy đủ, đúng đắn hiện tượng xã hội này và có cơ sở đề ra các biện pháp tác động, làm chuyển biến tình hình tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng một cách có hiệu quả.

Bên cạnh sự phát triển về diện tích, dân cư, đời sống của thành phố Hà Nội và tác động xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng luôn có xu hướng gia tăng về số lượng, tính chất và mức độ trong những năm gần đây. Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung và cũng như diễn biến của tình hình tội cướp giật tài sản đã và đang gây những tác hại về mặt kinh tế - chính trị - xã hội và đời sống nhân dân, ảnh hưởng tới truyền thống đạo đức cũng như hình ảnh của thành phố Hà Nội. Ngược lại, các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố cũng có những tác động nhất định tới tình hình tội cướp giật tài sản từ hai hướng tích cực và tiêu cực.

Về vị trí địa lý, hành chính: Thành phố Hà Nội là vùng đồng bằng thuộc châu thặ sông Hồng nằm ở phía bắc của đất nước. Qua quá trình lịch sử, Hà Nội đã được nhiều triều đại chọn làm kinh đô của nước Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi và bề dày văn hóa - lịch sử, thành phố Hà Nội đã được chọn là thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Trên địa bàn thành phố Hà Nội tập trung rất nhiều cơ quan trung ương cùng các đại sứ quán và các cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ... và các cơ địa phương của thành phố Hà Nội. Do vậy, thành phố Hà Nội trở thành trung tâm đầu não chính trị, ngoại giao quốc tế và là trái tim của cả nước. Tại Hà Nội hàng năm có rất nhiều cuộc tiếp đón ngoại giao cao cấp như cấp Chính phủ, cấp bộ... Chính vì vậy, thành phố Hà Nội cũng như bộ mặt của đất nước trước các nước khác trên thế giới. Những điều kiện về bảo vệ an ninh chính trị, ổn định kinh tế, đời sống xã hội luôn được Nhà nước cũng như chính quyền thành phố Hà Nội chú trọng. Nỗ lực này đã và đang được dư luận trong, ngoài nước nhìn nhận, đánh giá cao, góp phần bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Thành phố Hà Nội hiện nay bao gồm 9 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành trong đó có 125 phường, 99 xã và 5 thị trấn. Quá trình chia tách, mở rộng thành phố là đòi hỏi tất yếu của xã hội. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, xã hội có sự phát triển

vợt bậc so với thời kỳ bao cấp trong khi năng lực quản lý của chính quyền địa phương còn yếu đã dẫn đến sự buông lỏng quản lý, thiếu văn bản quy phạm pháp luật và thiếu cương quyết trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã dẫn đến việc hình thành, tồn tại khá nhiều địa bàn thuận lợi cho hoạt động phạm tội. Theo số liệu điều tra cơ bản, toàn thành phố có 583 địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, phần lớn những địa bàn này là khu vực công cộng nằm trong nội thành và các khu vực ven nội, đó là các nhà ga, bến xe, công viên, chợ, khu vực giáp ranh [15]. Trong nội thành vẫn còn khá nhiều địa bàn dân cư phức tạp như xóm liều Thanh Nhàn, Thanh Lương, Phúc Xá, Phúc Tân, Chương Dương... Đây thực sự là những địa bàn lý tưởng, là nơi tập trung hoạt động phạm tội hoặc hội tụ của bọn tội phạm và các đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội do lưu lượng người qua lại quá đông đúc hoặc quá vắng vẻ, thiếu sự quản lý, giám sát của chính quyền.

Thành phố Hà Nội là nơi tập trung nhiều bảo tàng, thư viện, nhà hát... Nhiều hoạt động văn hóa lớn cũng được tổ chức hàng năm tại Hà Nội. Ngoài sự phát triển về văn hóa, thành phố Hà Nội còn phát triển nhiều về giáo dục, đào tạo. Hà Nội có rất nhiều trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học với số học sinh, sinh viên hàng năm theo học rất đông. Năm 2001 có 21 trường dạy nghề với 14.000 học sinh, 28 trường trung cấp kỹ thuật với gần 25.500 học sinh và 43 trường Đại học, Cao đẳng với 368.700 học sinh, sinh viên. Ngoài ra, Hà Nội còn có gần 493 trường phổ thông tiểu học và trung học với tổng số học sinh theo học ngày càng gia tăng, nhất là phổ thông trung học [27, tr .8]. Đây cũng là một vấn đề gây phức tạp đối với việc quản lý học sinh sinh viên, một thành phần ngày càng nhiều trong tỷ lệ phạm tội. Bên cạnh đó, còn có sự thiếu trách nhiệm trong giáo dục con cái của các bậc cha mẹ, suy thoái đạo đức trong xã hội, trào lưu sống gấp, hưởng thụ... cũng ảnh hưởng xấu đến lứa tuổi học sinh, sinh viên hiện nay.

Cơ cấu kinh tế, xã hội: Trải qua thời kỳ kinh tế bao cấp, ngày nay thành phố Hà Nội đã có một diện mạo hoàn toàn mới. Kể từ khi Nhà nước ta có chủ trương xây dựng cơ chế kinh tế thị trường, cùng với sự đổi mới trên toàn quốc, thành phố Hà Nội đã có nhiều cơ hội về việc làm hơn, mức thu nhập cao hơn và môi trường sống cũng được nâng cao hơn. Điều này đã làm cho dân số sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội

luôn có xu hướng gia tăng. Việc phân bố dân cư, thành phần dân cư, cơ cấu dân cư trên các khu vực của thành phố Hà Nội có quan hệ nhất định tới tình hình tội cướp giật tài sản. Cơ cấu dân cư, mật độ dân cư, điều kiện, hoàn cảnh đều có quan hệ trực tiếp tới người phạm tội, chủ thể của tội phạm. Đặc điểm của từng khu vực, địa bàn, nhất là địa bàn vắng vẻ là môi trường thuận lợi cho hoạt động phạm tội và ảnh hưởng trực tiếp tới

tình hình tội cướp giật tài sản. Thành phố Hà Nội hiện có diện tích 921 km2, chiếm bình

quân 2,8% diện tích tự nhiên cả nước và mật độ dân số là 3.347 người/km2. Dân số trung

bình của thành phố Hà Nội là 3.082.800 người, đứng thứ hai trong nước sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy dân số lớn nhưng phân bố dân cư trong thành phố không đều, chủ yếu tập trung tại khu vực nội thành cũ và rải rác tại các khu đô thị mới... Diện tích nội thành cũ của Hà Nội bao gồm 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa rất nhỏ (chỉ chiếm khoảng 9,2% tổng diện tích thành phố) nhưng lại có số dân sinh sống lớn (chiếm hơn 58,7% tổng dân số toàn thành phố) [27, tr. 29; 35]. Do vậy, mật độ dân

số trong nội thành cao nhất toàn quốc: 17.868 người/km2 [32, tr. 5].

Thành phần dân cư tại Hà Nội rất đa dạng người lao động thủ công, người lao động trí óc, đội ngũ trí thức... nhưng chủ yếu là người ngoại tỉnh di cư về Hà Nội làm ăn, sinh sống. Cùng với xu hướng đời sống đô thị cộng với công tác dân số tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của Hà Nội đã được kiềm chế và hiện đang phát triển trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, dân số sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn gia tăng mạnh. Nguyên nhân là do dòng người từ các địa phương khác không có việc làm; thu nhập thấp, bấp bênh đặ vào mỗi năm một nhiều để tìm việc làm, thu nhập tốt hơn mà chính quyền chưa có biện pháp, chính sách hữu hiệu nào để điều tiết, quản lý một cách lâu dài. Số người ở các địa phương khác về Hà Nội để sinh sống mỗi năm ước tính trên 100.000 người chiếm số đông là dân lao động chân tay, thiếu kiến thức cộng với sinh viên đang theo học hoặc ra trường không về địa phương công tác mà ở lại Hà Nội kiếm sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên những phức tạp về an ninh - trật tự công cộng và tội phạm. Với những đặc điểm khác biệt này, tình hình tội phạm nói chung và tội phạm cướp giật tài sản nói riêng trên địa bàn Hà Nội cũng có những sự khác biệt so với tình hình tội phạm ở các địa phương khác.

Trong cơ cấu dân cư, tỷ lệ đối tượng hình sự chiếm 1,1% dân số. Nếu những năm đầu thập niên 90, Hà Nội có khoảng trên 10.000 người có án tù, đi tập trung cải tạo và đi trường giáo dưỡng về thì đến những năm gần đây con số này đã tăng lên trên 30.000 người vào năm 2005 [15]. Đa số người được tha về do không có công ăn việc làm ổn định, nhu cầu sống cao, không chịu cải tạo lao động. Vì vậy dẫn đến con đường phạm tội trở lại, tỷ lệ tái phạm trong các năm dao động từ 17-21%. Trung bình hàng năm có hàng nghìn người bị truy nã. Số người nghiện ma túy tăng nhiều, năm 1993 có 2.134 người nhưng năm 2003 tăng lên 15.000 người. 75-80% người phạm tội bị bắt giữ là đối tượng nghiện ma túy [17].

Cùng với nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo cũng trở nên rõ rệt, tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội, việc làm cho người lao động vẫn còn nan giải, các chính sách xã hội còn nhiều bất cập, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, hoạt động phạm tội trên địa bàn ngày càng tinh vi xảo quyệt và gia tăng. Trong những năm cuối thập niên 90, tỷ lệ người thiếu việc làm đang tăng lên theo xu hướng ngày càng cao, số liệu điều tra thành phố có 90.000 người đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm và khoảng 14.000 học sinh đang độ tuổi đi học nhưng không có điều kiện đi học. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Nội tính đến năm 2002 là 7,08% [27, tr. 47]. Vấn đề trên tạo gánh nặng về xã hội mà chưa thể giải quyết được ngay và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm.

Nghiên cứu các đặc điểm về nhân khẩu-xã hội như là giới tính, độ tuổi, học vấn, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, nơi cư trú... thuộc nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản ta có thể thấy sự ảnh hưởng rất lớn của kinh tế. Những đặc điểm này phản ánh nội dung nội tại của người phạm tội, được xem xét nghiên cứu dựa trên các mặt đặc trưng của một người phạm tội. Vai trò của cá nhân trong cộng đồng, mối quan hệ của cá nhân đó với cộng đồng không thể tách rời nhau. Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng bắt nguồn từ những vấn đề kinh tế. Năm 2001 đạt tốc độ tăng trưởng GDP là 10,03%, chiếm 7,3% so với cả nước [32, tr. 6]. GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt khoảng 11 triệu đồng, bằng khoảng 2,3 lần cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều biểu hiện yếu kém. Đó là tiềm năng kinh tế của thành phố chưa được khai thác đúng mức, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

chưa rõ, cơ chế quản lý hành chính còn lúng túng, bất cập và còn nhiều sơ hở, thiếu sót là điều kiện cho bọn tội phạm lợi dụng hoạt động. Trong kinh tế thị trường xuất hiện nhiều loại nghề và các hình thức dịch vụ mới như nghề kinh doanh vàng bạc, cho thuê xe máy...đã và đang bị bọn tội phạm lợi dụng để hoạt động phạm tội.

Những đặc điểm và các yếu tố trên mang tính đặc thù riêng của thành phố Hà Nội đã và đang ảnh hưởng tới tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội cướp giật nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố hà nội một số khớa cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)