Phương pháp đánh giá độ an toàn về tài chính dựán đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN văn ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư (Trang 32 - 36)

III. Phương pháp nghiên cứu

2.4Phương pháp đánh giá độ an toàn về tài chính dựán đầu tư

1. Những vấn đề mở đầu có liên quan đến đầu tư

2.4Phương pháp đánh giá độ an toàn về tài chính dựán đầu tư

2.4.1. Xác định điểm hoà vốn của dự án.

Một chỉ tiêu khác mà các nhà sản xuất, tài chính thường quan tâm là điểm hoà vốn BEF. Nó cho biết dự án phải hoạt động với công suất là bao nhiêu (tính theo % công suất thiết kế) hay dự án sẽ phải làm ra và bán được bao nhiêu sản phẩm thì đạt được điểm hoà vốn. Một dự án có sản lượng hoà vốn càng nhỏ và mức chi phí tương ứng với nó càng thấp thì càng an toàn. Công thức tổng quát: 100%   j j j j V R F BEP Trong đó:

BEPj: Điểm hoà hay công suất mà ở đó dự án hoà vốn trong năm j. Fj: Chi phí cố định trong năm j.

Vj: Chi phí loại biến đổi tính cho một sản phẩm ở năm thứ j. Rj: Giá bán một đơn vị sản phẩm của dự án ở năm j.

Chi phí bất biến bao gồm:

+ Một bộ phận của chi phí quản lý như chi phí quản trị hành chính, lương bộ máy gián tiếp…

+ Lương công nhân trả theo thời gian, hoặc lương tối thiểu phải trả hàng năm mặc dù dự án có hoạt động hay không.

+ Các khoản trừ dần hàng năm để bồi hoàn lại chi phí tiền sản xuất theo quy định của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

+ Các khoản thuế cố định hàng năm (ví dụ : thuế vốn). + Các khoản tiền thuê bất động sản cố định hàng năm. + Trả tiền nợ trung và dài hạn.

+ Chi phí duy tu bảo dưỡng theo kế hoạch sửa chữa dự phòng xảy ra cố định hàng năm.

Chi phí khả biến gồm:

+ Một bộ phận của chi phí quản lý như chi phí quản trị hành chính, lương bộ máy gián tiếp…

+ Chi phí nguyên, vật liệu chính và phụ. + Chi phí năng lượng.

+ Chi phí sử dụng máy móc thiết bị chỉ kể phần phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm làm ra trong năm (không kể phần chi phí duy tu và bảo dưỡng xảy ra cố định hàng năm như đã kể trên).

+ Chi phí cho công nhân sản xuất theo lương khoán sản phẩm. + Tiền trả lãi vay ngắn hạn.

+ Thuế thu nhập của doanh nghiệp và thuế GTGT. Chi phí sản xuất= chi phí cố định+ chi phí biến đổi.

2.4.2. Khả năng trả nợ của dự án. a. Nguồn vốn để trả nợ.

Nguồn vốn được dùng để trả nợ của một dự án gồm:

- Quỹ khấu hao tài sản của dự án đã tích luỹ được (chỉ có khả năng trả vốn gốc và chưa trả được khoản lãi của vốn vay).

- Trích một phần lợi nhuận để trả nợ sau khi đã nộp thuế và chia phần cho các thành viên góp vốn cho dự án.

- Vốn vay trung và dài hạn của nhà nước hay nước ngoài.

b. Xác định mức trả nợ hàng năm (ngạch số trả nợ).

Tiền phải trả nợ trong năm đang xét, kể cả gốc và lãi, được xác định cho từng trường hợp cụ thể tuỳ thuộc vào phương thức vay và trả nợ. Trong trường hợp trả đều đặn hàng năm, ngạch số trả nợ hàng năm (ký hiệu là A) được tính theo công thức:

1 ) 1 ( ) 1 (      n n r r r P A Trong đó: P: Tổng số tiền vay. n: Thời hạn phải trả.

r: Lãi suất phải trả tính tương ứng với đơn vị do thời gian của n.

a. Xác định hệ số khả năng trả nợ của dự án (Kn).

Hệ số khả năng trả nợ của dự án ở một năm nào đó được tính như sau:

A L L K A L K K n v n      Trong đó:

K: Khấu hao cơ bản trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

L: Lợi nhuận trong năm đã trừ thuế nhưng chưa trừ tiền trả lãi vay vốn. Ln: Tiền trả lãi vay vốn ở năm đang xét.

Lv: Tiền vay vốn ở năm đang xét. A: Ngạch số trả nợ.

Theo kinh nghiệm hệ số này phải2 thì dự án mới an toàn.

d. Xác định thời hạn có khả năng trả nợ của dự án.

Đây là thời hạn ngắn nhất dự án có thể trả hết nợ.

- Trường hợp lợi nhuận ròng và khấu hao dùng trả nợ hàng năm là đều:

K L V T n n  

     n T j j j n L K V 1 0 ) ( Trong đó:

Tn: Thời hạn có khả năng trả nợ của dự án.

Vn: Tổng số tiền dự án nợ ở thời điểm bắt đầu tính thời gian trả nợ. Lj: Lợi nhuận ròng dùng để trả nợ ở năm j.

Kj: Khấu hao dùng để trả nợ năm j.

e. Thời hạn hoàn vốn có xét đến giá trị tiền tệ theo thời gian (Th).

Xác định trên quan điểm bắt đồng tiền phải vận hành và sinh lãi theo thời gian. Thời gian hoàn vốn đầu tư có xét giá trị tiền tệ theo thời gian bao giờ cũng dài hơn khi không xét.      h T j j j j r C B 0 0 ) 1 ( Trong đó:

Bj: Khoản thu của dự án ở năm j. Cj: Khoản chi của dự án ở năm j. r : Lãi suất tối thiểu chấp nhận được.

2.4.3. Độ nhạy của dự án

Độ nhạy của dự án là mức độ biến đổi của các chỉ tiêu hiệu quả như lợi nhuận, hiện giá của hiệu số thu chi (NPV), hay suất thu lợi nội tại (IRR)… khi thay đổi các chỉ tiêu tính toán có mặt trong dòng tiền tệ so với tình trạng bình thường ban đầu. Khi biến đổi các chỉ tiêu về phía xấu đi thì độ nhạy càng bé càng an toàn.

Độ nhạy của dự án có thể khảo sát theo sự thay đổi của từng chỉ tiêu (ví dụ vốn đầu tư, doanh thu…) riêng rẽ, hay hầu hết các chỉ tiêu đồng thời. Độ nhạy thường được xem xét và đi đến quyết định cuối cùng.

a. Phân tích độ nhạy theo phía bất lợi.

Trong trường hợp này cho các chỉ tiêu tính toán thay đổi về phía bất lợi một số phần trăm nào đó (thường khoảng 15-20%), nếu phương án đang xét theo một số chỉ

tiêu hiệu quả nào đó vẫn tỏ ra còn hiệu quả và đáng giá thì nó được coi là an toàn, trong trường hợp này độ nhạy biến các chỉ tiêu hiệu quả về phía xấu hơn càng nhỏ càng tốt.

b. Phân tích ảnh hưởng của các chỉ đến hiệu quả của phương án.

- Phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu riêng rẽ.

Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án có khá nhiều, nhưng trong đó các chỉ tiêu về vốn đầu tư, lợi nhuận thu được hàng năm, doanh thu, chi phí vận hành, thời gian tồn tại dự án thường có vai trò quan trọng nhất.

Việc xem xét ảnh hưởng của các chỉ tiêu riêng rẽ đến hiệu quả của dự án giúp cho có biện pháp bảo đảm độ chính xác của các chỉ tiêu này cả ở giai đoạn lập dự án ban đầu và cả ở giai đoạn vận hành dự án sau này.

- Phân tích ảnh hưởng của nhiều chỉ tiêu đồng thời.

Trong trường hợp này đi phân tích ảnh hưởng của nhiều chỉ tiêu đồng thời cho tình huống tốt nhất, xấu nhất và bình thường. Trên cơ sở đó sẽ xem xét lựa chọn phương án tốt nhất, ở đây có thể xảy ra trường hợp:

+ Khi tính toán cho trường hợp xấu nhất phương án vẫn đáng giá, trường hợp này phương án là chấp nhận được.

+ Khi tính toán cho trường hợp tốt nhất phương án vẫn không đáng giá, trường hợp này phải bác bỏ phương án.

+ Khi tính toán cho trường hợp tốt nhất phương án tỏ ra đáng giá, nhưng khi tính toán cho trường hợp xấu nhất phương án lại không đáng giá, trong trường hợp này cần nghiên cứu thêm dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN văn ứng dụng tin học vào phân tích, thẩm định dự án đầu tư (Trang 32 - 36)