trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do quy trình công nghệ sản xuất đó đã hoàn thành.
Nội dung của phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:
- Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm ra sản phẩm tiêu chuẩn và hệ số giá thành đã quy định để xác định tổng sản lượng thực tế quy đổi theo sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
Sản lượng quy đổi = Si x Hi Trong đó:
Si: Sản lượng thực tế của sản phẩm loại i Hi: Hệ số quy định cho sản phẩm loại i
- Tính tổng giá thành của cả liên sản phẩm theo từng khoản mục :
Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ
- Tính giá thành của từng loại sản phẩm :
+ Giá thành của sản phẩm loại i được tính theo công thức:
Zi =
Z
x
Sản lượng quy đổi của từng loại
sản phẩm
Sản lượng quy đổi
+ Giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm :
Zi = Si
3.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp này áp dụng ở các Doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm phức tạp, tổ chức sản xuất từng sản phẩm hoặc hàng loạt hàng theo đơn đặt hàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của mỗi đơn đặt hàng, còn kỳ tính giá thành phù hợp với chu kỳ sản xuất.
Đặc điểm của phương pháp này là tất cả các khoản chi phí sản xuất đều tập hợp theo đơn đặt hàng không kể số lượng sản phẩm hay sự phức tạp của việc chế tạo sản phẩm đó. Các chi phí sản xuất theo từng khoản mục giá thành được tập hợp riêng trên các bảng chi tiết tính giá thành căn cứ vào chỉ tiêu công tác. Hàng ngày, chi phí sản xuất chế biến được hạch toán trực tiếp vào từng đơn đặt hàng căn cứ vào chứng từ gốc, còn chi phí gián tiếp chi dùng cho nhiều đơn đặt hàng thì phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Để tính giá thành ta phải đánh giá sản phẩm làm xong căn cứ vào giá thành kế hoạch, giá thành thực tế đã sản xuất, thống kê đánh giá đúng mức phần đơn đặt hàng chưa kết thúc để tính ra giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các chi phí sản xuất chi ra trong tháng báo cáo ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành xong trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm và chi phí làm dở đều có tính chất ước định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng giảm giá thành của từng loại sản phẩm.
3.4- Phương pháp tính giá thành theo định mức:
Đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý, chế độ quản lý định