Một phương tiện nghiên cứu quý giá

Một phần của tài liệu Hải Vương tinh (Trang 33 - 36)

Không phải ai trên thế giới cũng có cơ hội sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble. Một nhà thiên văn có thể đệ trình một đề xuất nghiên cứu và đăng kí thời gian sử dụng kính thiên văn này. Sau đó, các chuyên gia sẽ thẩm định xem những đề xuất nào được phê chuẩn và cho phép các nhà thiên văn đó sử dụng kính. Một khi các quan sát đã thực hiện xong, một nhà thiên văn có tới một năm để công bố các kết quả của mình. Sau một năm, các quan sát đó được đưa ra công khai cho toàn thể cộng đồng thiên văn học. Cho đến nay, có hơn sáu nghìn bài báo khoa học đã được công bố, sử dụng dữ liệu thu thập bằng Kính thiên văn vũ trụ Hubble.

Nhiệt độ

Bản đồ nhiệt độ đầu tiên của khí quyển tầng thấp của Hải Vương tinh được lập vào đầu năm 2007 với sự hỗ trợ của Kính thiên văn Rất Lớn của Đài thiên văn Nam châu Âu ở Paranal, Chile. Tấm bản đồ cho thấy cực nam của Hải Vương tinh ấm hơn khoảng 10oC so với bất kì địa điểm nào khác trên hành tinh. Nhiệt độ trung bình của những lớp thấp của khí quyển là –200oC. Cực nam của hành tinh đủ ấm cho khí methane dâng lên tầng trên khí quyển.

Có lẽ sự chênh lệch nhiệt độ giữa cực nam ấm hơn và phần còn lại của hành tinh là cái gây ra những cơn gió mạnh của Hải Vương tinh. Kính Hubble đã gửi về hình ảnh những đám mây trắng liên tục chạy đua trên khắp bề mặt hành tinh, đó chính là bằng chứng của những cơn gió khốc liệt này.

Các nghiên cứu về Hải Vương tinh cho thấy bề mặt phủ đầy mây của bán cầu nam của hành tinh đang sáng lên và đang hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Những đám mây đó đã bắt đầu sáng lên hồi năm 1980. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Hải Vương tinh có các mùa khác nhau, giống như những hành tinh khác vậy. Tuy nhiên, không giống như các mùa trên Trái đất, các mùa trên Hải vương tinh kéo dài hàng thập kỉ chứ không phải hàng tháng.

Một phần của tài liệu Hải Vương tinh (Trang 33 - 36)