Tám hành tinh trong Hệ Mặt trời có thể chia thành các hành tinh địa cầu, hay hành tinh đá, và các hành tinh khí. Trái đất, Thủy tinh, Kim tinh và Hỏa tinh là các hành tinh nhóm địa cầu. Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh là các hành tinh khí khổng lồ.
Hải Vương dường như có cấu tạo gồm hydrogen, methane, ammonia, và nước. Trong gần một trăm năm, các nhà khoa học cho rằng đá chiếm phần lớn
lõi của Hải Vương tinh. Nếu như điều này là đúng, thì nó có nghĩa là Hải Vương tinh giống Trái đất hơn bất kì hành tinh khí khổng lồ nào khác. Nhưng khi tàu
Voyager 2 đi gần qua Hải Vương tinh, thì dữ liệu thu thập cho thấy rằng lõi của Hải Vương tinh có tỉ trọng tương đối thấp – khoảng bằng tỉ trọng của nước. Điều này có nghĩa là lõi của hành tinh có lẽ không được cấu tạo từ đá hay kim loại, vì nếu không thì tỉ trọng sẽ phải cao hơn.
Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở California đã kiểm tra kết quả này bằng cách tạo ra cái họ gọi là một hành tinh ở trong chai. Đây là một hỗn hợp của nước, ammonia, và rượu, phỏng theo cái họ tin rằng lõi của Hải Vương tinh có khả năng như thế. Qua các thí nghiệm, họ
phát hiện thấy hành tinh này thật sự có thể có một nhân lỏng, hoặc là nước, hoặc là những chất khí hóa lỏng – các chất khí biến thành chất lỏng dưới áp suất cao, thí dụ như hydrogen. Kết quả này khiến Hải Vương tinh giống với Thiên Vương tinh hơn là giống Trái đất.