8. Cấu trúc khóa luận
2.3.4. Phát triển kĩ năng về hình học không gian
Nội dung: Cho 1 hình hình học không gian cùng với các giả thiết nào đấy,
yêu cầu học sinh:
+ Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình đó; + Tính thể tích của hình đó;
+ Tìm một đại lượng nào đó chưa biết.
Phƣơng pháp:
GV hướng dẫn HS xác định rõ mối liên hệ giữa các yếu tố và công thức hình học đã học để giúp học sinh nhớ và vận dụng đúng công thức. Đối với các công thức tính hình hộp: HS chỉ cần nhớ công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật rồi suy ra đối với hình lập phương.
Bài tập
Bài toán 1: Bạn An làm một chiếc hộp hình dạng lập phương bằng bìa có cạnh 10cm.
a) Tính thể tích chiếc hộp đó?
b) Nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì bạn An cần dùng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông giấy màu?
Lời giải:
10cm
10cm
41
a) Tính thể tích chiếc hộp hình lập phương là: 10 × 10 × 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích xung quanh của chiếc hộp hình lập phương là: 10 × 10 × 6 = 600 (cm2)
Vậy nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì bạn An cần dùng 600cm2 giấy màu.
Đáp số: 600cm2
giấy màu.
Bài toán 2: Một bể bơi hình hộp chữ nhật có kích thước 12m × 5m ×
2,75m. Hỏi người thợ phải dùng bao nhiêu viên gạch men để lát đáy và xung quanh thanh bể đó? Biết rằng mỗi viên gạch có kích thước 20cm × 25cm và diện tích mạch vữa lát không đáng kể.
Lời giải:
Diện tích xung quanh bể bơi là: (12 + 5) × 2 × 2,75 = 93,5 (m2) Diện tích đáy bể bơi là:
12 × 5 = 60 (m2)
Tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy bể bơi là: 93,5 + 60 = 153,5 (m2)
Diện tích một viên gạch men là: 20 × 25 = 500 (cm2) Đổi: 500cm2 = 0,05m2 Số viên gạch men cần dùng là: 12m 5m 2,75m
42 153,5 : 0,05 = 3070 (viên)
Đáp số: 3070 viên gạch men
Bài toán 3: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,8m, chiều rộng 1,4m và chiều cao 1,5m. Nước trong bể hiện chiếm 45% thể tích của bể. Hỏi phải đổ bao nhiêu lít nước nữa để thể tích nước trong bể chiếm 80% thể tích của bể? Lời giải: Thể tích của bể nước là: 2,8 × 1,4 × 1,5 = 5,88 (m3) Đổi: 5,88m3 = 5880dm3
Số lít nước trong bể hiện có là: 5880 × 45 : 100 = 2646 (dm3) Đổi: 2646dm3
= 2646 lít.
Số lít nước trong bể sau khi đổ thêm là: 5880 × 80 : 100 = 4704 (dm3); Đổi: 4704dm3
= 4704 lít Số lít nước phải đổ thêm là:
4704 - 2646 = 2058 (lít) Đáp số: 2058 lít nước. BÀI TẬP VẬN DỤNG 2,8m 1,4m 1,5m
43
Bài 1: Một lớp học hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4m và
chiều cao 3,2m. Hai bên tường có 4 cửa sổ kích thước 1,6m × 1,2m và một cửa ra vào rộng 1,5m, cao 2,5m. Cần bao nhiêu ki-lô-gam sơn để sơn tường bên trong và trần lớp học đó, biết rằng mỗi ki-lô-gam sơn sơn được 5m2 tường?
Bài 2: Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 60cm, chiều rộng
40cm. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là 6000cm2.
Bài 3: Người ta dùng một máy bơm để bơm nước vào một bể bơi có
chiều dài 10m, chiều rộng 6m và sâu 2,8m. Hỏi máy bơm phải hoạt động trong mấy giờ để bơm được 3
4 bể bơi? Biết rằng mỗi giờ máy bơm bơm được
12000 lít nước.
Bài 4: Thả một hòn non bộ vào trong một bể cá cảnh có đáy là một hình
chữ nhật có chiều dài 80cm và chiều rộng 45cm mực nước trong bể dâng cao thêm từ 30cm lên 50cm. Tìm thể tích của hòn non bộ?
Bài 5: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 60cm× 40cm ×
44
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương này, tôi đã xây dựng hệ thống các bài tập nhằm phát triển kĩ năng giải toán hình học cho HSTH. Thông qua hệ thống bài tập, tôi mong muốn giúp các em HS thêm yêu thích môn toán, giúp các em hiểu rõ hơn các dạng toán hình học ở Tiểu học, góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển sự nghiệp Giáo dục. Điều đó phần nào giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn linh hoạt khi tiếp cận tìm lời giải một bài toán có nội dung hình học.
45
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, khóa luận đã thu được các kết quả sau:
Tìm hiểu được thực trạng của việc vận dụng kiến thức hình học xây dựng hệ thống bài toán nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải toán hình học cho học sinh tiểu học. Từ đó rút ra được yêu cầu cấp thiết của đề tài, qua đó nắm được những khó khăn và một số sai lầm khi giải toán hình học.
Xây dựng được hệ thống các bài toán phát triển kĩ năng giải toán hình học cho học sinh tiểu học.
Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán hình học, thông qua hệ thống bài toán hướng dẫn học sinh thực hành phương pháp giải toán loại này. Có thể phát triển đề tài theo hướng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh khá, giỏi thông qua rèn luyện năng lực giải toán hình học.
Kết quả chung là: Có thể phát triển được kĩ năng giải toán hình học cho học sinh tiểu học thông qua hệ thống các bài toán hình học, qua đó bồi dưỡng thêm năng lực giải toán, phát triển tư duy toán học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán trong nhà trường.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực của tôi có hạn nên đề tài nghiên cứu của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh.
46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Ngọc Bảo (1980), Tổ chức dạy học – Một số vấn đề lý luận dạy học, Tủ sách trường cán bộ quản lý và nghiệp vụ giáo dục.
[2]. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB GD.
[3]. Vũ Quốc Chung (2007), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB GD.
[4]. Vũ Quốc Chung – Đào Thái Lai – Đỗ Tiến Đạt – Trần Ngọc Lan – Nguyễn Hùng Quang – Lê Ngọc Sơn (2007), Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học, NXB GD.
[5]. Hoàng Chúng (1969), Rèn khả năng sáng tạo Toán học ở phổ thông,
NXB GD, Hà Nội.
[6]. Trần Thị Thu Hà (2009), Bước đầu hình thành năng lực tự học cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Toán, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục PGS. TS Vũ Quốc Chung hướng dẫn, Hà Nội.
[7]. Trần Diên Hiển (chủ biên) (2007), Toán và phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB GD.
[8]. Trần Diên Hiển (2008), Giáo trình chuyên đề rèn kỹ năng giải toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
[9]. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) – Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học đại học,
NXB Đại học Sư phạm.
[10]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 1, NXB GD. [11]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 2, NXB GD. [12]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 3, NXB GD. [13]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 4, NXB GD. [14]. Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2004), Toán lớp 5, NXB GD.
47
dạy học tích cực trong môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[16]. Đặng Thành Hưng (2004), Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại, Tạp trí giáo dục, tr.25 – 27.
[17]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.