C1 C2
CÔNG TY MẸ
CÔNG TY CON A CÔNG TY CON B CÔNG TY CON C
cách pháp nhân riêng. Công ty mẹ sở hữu 100% vốn hoặc ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết trong các công ty con, cháu. Công ty mẹ chỉ đạo điều hành hoạt động của công ty thành viên thông qua quyền lực tương ứng với tỷ lệ vốn góp thể hiện ở việc tham gia Hội đồng quản trị, điều hành,…
Các công ty con trong Tập đoàn có thể phối hợp hoạt động của mình theo kiểu liên kết dọc hoặc liên kết ngang chỉ giới hạn trong một chuyên ngành nào đó.
Về phương thức quản lý
Các TĐKT hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con đều thực hiện quản lý theo mô hình đa khối. Tập đoàn có một Ban quản trị chung có trụ sở đặt tại công ty mẹ để quản lý chung TĐ. Ban quản trị được hình thành theo nguyên tắc số vốn cổ đông đóng góp của các thành viên. Ban quản trị TĐ chỉ kiểm soát về mặt tài chính và chiến lược phát triển còn các thành viên hoàn toàn tự chủ trong quyết định SX-KD của mình. Mỗi công ty con thành viên được coi là một khối, các công ty cháu là các đơn vị kinh doanh của khối. Các công ty con có Ban quản trị và Ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành hoạt động SX-KD của khối mình. Các đơn vị kinh doanh trong khối có các phòng ban chức năng như phòng Tài chính, Tiếp thị, Phân phối, Sản xuất nhằm tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động. Giám đốc của đơn vị kinh doanh là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc khối về hoạt động của đơn vị mình.
Tổ chức quản lý theo mô hình đa khối có nhiều ưu điểm. Một là, nó
giảm được mạng lưới và luồng thông tin không cần thiết, tách biệt được sự
phối hợp liên kết chung ra khỏi các vấn đề vận hành cục bộ. Hai là, nó cho
phép kiểm soát và nâng cao được hiệu quả sản xuất của từng đơn vị kinh
của cả TĐ. Như vậy, kiểu quản lý theo mô hình đa khối trong các Tập đoàn kinh doanh vừa phát huy được tính năng động, tự chủ của các công ty thành viên, vừa tạo được sự thống nhất chung trong TĐ.
Chiến lược kinh doanh
Các TĐ kinh doanh thường xây dựng chiến lược kinh doanh cho cả Tập đoàn. Chiến lược này do Ban quản trị của TĐ soạn thảo và thực hiện thống nhất trong các công ty thành viên. Chiến lược chung của TĐ thông thường tập trung vào lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh doanh và chiến lược nghiên cứu triển khai công nghệ mới, sản phẩm mới. Việc thực hiện chiến lược chung tổng quát vừa có ý nghĩa tạo ra sự thống nhất, tăng cường sức mạnh chung theo định hướng, vừa tạo ra sự năng động, linh hoạt của các công ty thành viên trong việc lựa chọn phương thức, mục tiêu, chiến lược phát triển riêng của mình. Chiến lược kinh doanh của TĐ được xây dựng xuất phát từ sự nghiên cứu nhận thức sâu sắc, đầy đủ môi trường kinh doanh trong và ngoài nước cùng những xu thế vận động, biến đổi của nó. Mặt khác, chiến lược kinh doanh còn được xây dựng nhằm huy động sức mạnh tài chính và các nguồn lực của cả TĐ tập trung vào các lĩnh vực then chốt có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển và mở rộng thị trường, củng cố và nâng cao uy tín của TĐ và mọi công ty thành viên. Chiến lược kinh doanh mang tính định hướng và rất linh hoạt phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong từng giai đoạn. Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn là một căn cứ định hướng có hiệu quả trong việc xác định mục tiêu phát triển SX-KD của mọi công ty thành viên.
Như vậy, những tìm hiểu ban đầu về mô hình công ty mẹ – công ty con như trên giúp chúng ta hiểu được cách thức, quá trình hình thành và hoạt động và quản lý của một mô hình công ty mẹ – công ty con với các điều kiện cụ thể
của nó. Từ đó, vận dụng vào Việt Nam, xây dựng một mô hình kinh tế vừa phù hợp với các quy luật kinh tế, xu hướng phát triển của thế giới, vừa biến những điều kiện sẵn có trở thành những thế mạnh, phát triển kinh tế đất nước và tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƯƠNG 2