Các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ (Trang 26)

Các yếu tố môi trường Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nhiệt độ 28 – 320C 28 – 320C

pH 7,8 – 8,1 7,8 – 8,1

NH4+ (mg/l) 0,2 – 2 0,2 – 2

NO2 0,2 – 0,5 0,2 – 0,5

Trong quá trình thí nghiệm các yếu tố môi trường như: nhiệt độ dao động từ 28 – 320C, pH từ 7.8 – 8.1, độ mặn 29- 30‰. Theo Nguyễn Văn Chung (2000), tôm sú là loài rộng nhiệt, nhiệt độ thích hợp từ 24 – 340C, bãi đẻ có độ mặn khoảng 33‰, pH 7.5 – 8.2. Các yếu tố nhiệt độ, pH, độ mặn trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm.

Tổng đạm (Amonia) trong nước hiện diện dưới 2 dạng: khí NH3 và dạng ion NH4+. Amonia tồn tại dạng NH3 rất độc với tôm nói riêng và các đối tượng thủy sản chung. Trong thí nghiệm NH4+ chỉ dao động từ 0,2 –2 mg/l do nuôi vỗ tôm mẹ trong hệ thống lọc tuần hoàn và có bổ sung vi sinh định kỳ ( 2 ngày/lần) để kiểm soát lượng tổng đạm (TAN). Hàm lượng tổng đạm của thí nghiệm là hoàn toàn phù hợp với kết luận của Châu Tài Tảo (2005) hàm lượng đạm tổng thích hợp cho nuôi vỗ tôm mẹ khoảng 0,2 – 2 mg/l. Nếu hàm lượng đạm tổng trong thí nghiệm vượt quá giới hạn thì nước sẽ được thay bằng nước đã xử lý có độ mặn 30‰.

Hàm lượng nitrite (NO2-) trong thí nghiệm dao động nằm trong khoảng 0,2 – 0,5 ppm. Phù hợp cho tôm mẹ phát triển bình thường.

Như vậy, các yếu tố môi trường giữa các bể không có sự sai khác do các bể nuôi được nối với hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Điều này chứng tỏ các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên các nghiệm thức đồng nhất với nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)