Sự phân hủy glucomannan trong cơ thể

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng sử dụng keo ưa nước trong sản phẩm rau câu (Trang 32 - 33)

f/ Phản ứng đồng trùng hợp ghép

3.2.4.Sự phân hủy glucomannan trong cơ thể

Từ xưa, Konjac Glucomannan được xem như là không bị phân hủy trong cơ thể người. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, đã phát hiện một số enzim trong cơ thể có khả năng phân hủy glucomannan như Aerobacter mannanolyticus, Clostridium butyricum và Clostridium Beijerinckii. Các vi khuẩn này sản sinh ra endo-β-mannanaza là loại enzim có khả năng phân hủy liên kết β-1,4-glycosit tạo thành sản phẩm trung gian là các disaccarit β- 1,4-D-manobiose, cellobiose và 4-O-β-D-glucopyranosyl-D-glucopyranosyl-D- mannopyranose. Cuối cùng, các sản phẩm trung gian này phân hủy thành D-glucose và D- mannose dưới tác dụng của các vi khuẩn có trong ruột.

Bên cạnh đó, các monosaccarit này còn đóng vai trò như nguồn cung cấp cacbon cho sự phát triển của vi khuẩn đường ruột. Các vi khuẩn này phân hủy các monosaccarit thành các axit béo có mạch cacbon ngắn hơn như axit axetic, axit propionic và axit butyric. Các sản phẩm lên men được hấp thu và chuyển hóa hiệu quả qua thành ruột. Trên thực tế, quá trình hấp thu các axit béo có khối lượng phân tử thấp xảy ra rất nhanh. Do đó, các tác giả đưa ra kết luận rằng glucoman là một polyme có khả năng phân hủy sinh học.

Nghiền, sàng lọc Thân (củ) A.Konjac

Củ A.Konjac sạch

A.Konjac chip

A.Konjac chip khô

Tách đất cát, rễ

Cắt nhỏ

Phơi khô Sấy khô

Ở một số nước Châu Á và Mỹ cấm sử dụng keo Konjac này, nguyên nhân là nó có chứa chất gây ngứa. Như chúng ta đã biết thì bột Konjac được chiết xuất từ một loài cây thuộc họ Ráy, các loài cây thuộc họ Ráy thường gây ngứa. Chỉ cần chúng ta cắt gọt thì chất ngứa đã tiết ra, vì thế khi nấu người ta thường phải ngâm với vôi để giảm tính ngứa. Các nhà khoa học chưa tìm ra chất gây ngứa là gì và cũng chứa có bằng chứng nào chứng minh rằng khi tinh chế thành dạng bột thì keo Konjac không còn ngứa nữa. Do đó, vì sự an toàn của mọi người nên nó đã bị cấm.

Tuy nhiên, công ty TNHH Long Hải đang nghiên cứu kết hợp bột Konjac này với carragenan trong sản phẩm rau câu, mong rằng nghiên cứu này thành công mang lại cho chúng ta những sản phẩm an toàn và có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng sử dụng keo ưa nước trong sản phẩm rau câu (Trang 32 - 33)