Độc tính của glucomannan

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng sử dụng keo ưa nước trong sản phẩm rau câu (Trang 31 - 32)

f/ Phản ứng đồng trùng hợp ghép

3.2.3.Độc tính của glucomannan

Đã từ lâu, glucomannan đã được sử dụng như một loại thực phẩm truyền thống ở Trung Quốc và Nhật Bản dành cho những người ăn kiêng vì đây là loại thức ăn ít năng lượng (low energy), do vậy có thể coi đây là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe con người. Mặc dù vậy, việc các nghiên cứu về độc tính của glucomannan là cần thiết.

Tác giả Peng và các cộng sự đã nghiên cứu độc tính của glucomannan trên chuột thí nghiệm khi cho chuột ăn thức ăn có chứa glucomannan. Kết quả cho thấy không có dấu hiệu chuột bị ngộ độc khi sử dụng lượng glucomannan 500mg/1kg trọng lượng cơ thể/ngày. Tác giả Zhang và các cộng sự cũng đã thực hiện một nghiên cứu khá chi tiết về độc tính của glucomannan thông qua các đánh giá độc tính qua đường uống (oral toxicity); tác động lên

da; độc tính bán cấp qua đường ruột; sự lão hóa tế bào (cell-ageing); độc tính phôi và độc tính gen (embryocitoxicity and genotoxicity). Kết quả cho thấy, glucomannan không gây độc với các đối tượng nghiên cứu mà chỉ gây một số lượng nhỏ phản ứng phụ như tiêu chảy (diarrhoea), đau bụng, đầy hơi khi sử dụng liều lượng cao hơn 5g/ngày.

Năm 1996, trong báo cáo của ủy ban Châu Âu về các loại chất dùng trong lĩnh vực thực phẩm cho con người cho thấy các nghiên cứu về độc tính của glucomannan không đủ bằng chứng để thiết lập một giới hạn liều lượng glucomannan được phép đưa vào mỗi ngày. Ủy ban Châu Âu cũng đã đưa ra kết luận về việc cho phép sử dụng glucomannan làm phụ gia trong thực phẩm với hàm lượng lên tới 1% tương đương với lượng đưa vào cơ thể là 3g/ngày.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng sử dụng keo ưa nước trong sản phẩm rau câu (Trang 31 - 32)