Kết quả thu đƣợc qua phỏng vấn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 51)

10. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.9.Kết quả thu đƣợc qua phỏng vấn

Phƣơng pháp phỏng vấn tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 cháu trong đó 8 cháu trƣờng mầm non Xuân Hòa, 7 cháu trƣờng mầm non Hoa Hồng, 5 cháu trƣờng mầm non Hùng Vƣơng.

Bảng trẻ:

STT Tên trẻ Năm sinh Tên lớp Tên trƣờng

1 Vũ Văn Dũng 12/09/2010 5 tuổi A3 Mầm non Xuân Hòa

2 Trần Thị Lan Anh 24/03/2010 5 tuổi A3 Mầmnon Xuân Hòa

3 Trần Văn Tuấn 12/01/2010 5 tuổi A3 Mầm non Xuân Hòa

4 Phan Thị Thuận 03/03/2010 5 tuổi A2 Mầm non Xuân Hòa

5 Nguyễn Hoàng Anh 11/09/2010 5 tuổi A2 Mầm non Xuân Hòa

6 Đỗ Huyền Mai 27/05/2010 5 tuổi A2 Mầm non Xuân Hòa

7 Trần Phƣơng Linh 06/03/2010 5 tuổi A1 Mầm non Xuân Hòa

8 Bùi Quốc An 22/01/2010 5 tuổi A1 Mầm non Xuân Hòa

10 Trình Minh Tuấn 25/12/2010 5A Mầm non Hoa Hồng

11 Trần Đinh Nhi 16/07/2010 5A Mầm non Hoa Hồng

12 Nguyến Hồng Nhung 18/01/2010 5B Mầm non Hoa Hồng

13 Lã Thị Hƣơng 02/09/2010 5B Mầm non Hoa Hồng

14 Lƣơng Thảo Ngân 11/02/2010 5B Mầm non Hoa Hồng

15 Nguyễn Văn Hà 20/04/2010 5B Mầm non Hoa Hồng

16 Đỗ Thảo Mi 15/12/2010 5 tuổi A5 Mầm non Hùng Vƣơng

17 Đỗ Tuấn Anh 17/05/2010 5 tuổi A5 Mầm non Hùng Vƣơng

18 Lƣơng Hải Đăng 19/04/2010 5 tuổi A1 Mầm non Hùng Vƣơng

19 Trần Thiên Bảo 07/06/2010 5 tuổi A1 Mầm non Hùng Vƣơng

20 Mai Phƣơng Thảo 30/04/2010 5 tuổi A1 Mầm non Hùng Vƣơng

Để phỏng vấn trẻ tôi đã đƣa ra câu hỏi cho từng trẻ của ba trƣờng mầm non trong đó có 3 trẻ trƣờng mầm non Xuân Hòa, 3 trẻ trƣờng mầm non Hùng Vƣơng, 4 trẻ trƣờng mầm non Hoa Hồng và trẻ trả lời nhƣ sau:

1. Cháu Vũ Văn Dũng.

Câu hỏi: Khi cô dạy con bài thơ, hay câu chuyện cô đã sử dụng đồ dùng gì?

Câu trả lời: Con thƣa cô cô dạy học có dùng tranh ảnh, tivi, con rối ạ. 2. Cháu Trần Thị Lan Anh

Câu hỏi: Yêu quý ông bà, cha mẹ, anh chị và em nhỏ con đã làm gì? Câu trả lời: Con quạt mát, đấm lƣng cho ông bà, ở nhà con quét nhà cho mẹ, còn em nhỏ con chơi với em, nhƣờng em bánh kẹo ạ.

3. Cháu Trần Văn Tuấn.

Câu hỏi: Cô giáo con có thƣờng đọc thơ, kể truyện con nghe không? Câu trả lời: Con thƣa cô, cô giáo hay kể truyện, đọc thơ cho con nghe ạ. 4. Cháu Phạm Hà Anh.

Câu trả lời: Con thƣa cô con bắt sâu cho cây, tƣới nƣớc cho cây ạ 5. Cháu Trình Minh Tuấn.

Câu hỏi: Khi đến lớp hay gặp ngƣời lớn con phải làm gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu trả lời: Con thƣa cô con chào lễ phép cô giáo và mọi ngƣời ạ. 6. Cháu Lƣơng Thảo Ngân.

Câu hỏi: Cô giáo có tổ chức cho các bạn trong lớp đóng kịch không? Câu trả lời: Con thƣa cô thi thoảng cô cho các bạn trong lớp đóng kịch ạ. 7. Cháu Lƣơng Hải Đăng

Câu hỏi: Ở nhà khi mẹ ốm con đã làm gì giúp mẹ ?

Trẻ trả lời: Con thƣa cô con lấy nƣớc cho mẹ uống, ngồi cùng mẹ ạ. 8. Cháu Trần Thiên Bảo.

Câu hỏi : Khi ngƣời lớn cho quà bánh con thì con đã làm nhƣ thế nào? Trẻ trả lời : Con xin bằng hai tay và nói lời cảm ơn ạ.

9. Cháu Mai Phƣơng Thảo.

Câu hỏi: Khi đến nơi công viên chơi con có đƣợc vứt rác bừa bãi không ?

Câu trả lời : Con thƣa cô đến công viên chơi không đƣợc vứt rác bừa bãi ạ, mà phải vứt rác vào thùng rác ạ.

10. Cháu Đào Thảo Mi.

Câu hỏi : Khi thấy bạn trong lớp con bị ngã con đã làm gì ?

Câu trả lời : Con thƣa cô khi con thấy bạn ngã con đã lại giúp bạn đứng lên ạ.

Kết quả phỏng vấn cho thấy trẻ của ba trƣờng mầm non đa phần đều ngoan. Trẻ trả lời đủ câu, lễ phép, kính trọng mọi ngƣời.

CHƢƠNG 3

NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN THÔNG

QUA HOẠT ĐỘNG “CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC” TẠI MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON KHU VỰC THỊ XÃ

PHÚC YÊN – TỈNH VĨNH PHÚC 3.1 Nguyên nhân

Để tìm hiểu vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

Nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học” tại một số trƣờng mầm non khu vực thi xã Phúc Yến- tỉnh Vĩnh Phúc đó là:

a. Do trình độ của giáo viên.

b. Do nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.

c. Do cơ sở vật chất lớp học d. Do số lƣợng trẻ trong lớp. e. Do gia đình.

g. Do sự quan tâm của ban chấp hành, nhà quản lí, xã hội.

Theo cô nguyên nhân nào là chủ yếu? Xin cô đánh dấu thứ tự từ 1 đến hết.

Kết quả thu đƣợc: Phần đa các giáo viên phụ trách các khối lớp lớn của cả 3 trƣờng đều cho rằng nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn tập trung ở các nguyên nhân sau:

Do nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.

Do cơ sở vật chất lớp học chƣa đầy đủ, các trang thiết bị học tập, đồ dùng học tập còn nghèo nàn, đồ dùng trực quan ít nên không gây đƣợc hứng thú cao cho trẻ.

Do số lƣợng trẻ khá đông mà giáo viên đứng lớp ít nên tạo nhiều áp lực cho công việc dẫn đến hình mẫu và chuẩn mực đạo đức của cô đôi khi cũng bị ảnh hƣởng.

Do gia đình trẻ: Trong thực tế còn tồn tại một số gia đình không quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhƣ: không cần thiết trẻ phải chào hỏi và ngƣợc lại, có gia đình còn dùng hình thức không sƣ phạm để dạy trẻ nhƣ: đánh đập, quát mắng, cƣỡng ép trẻ thực hiện… Có gia đình hình mẫu bố mẹ trong mắt trẻ không tốt vì: bố mẹ còn cãi nhau và đánh nhau, ăn cắp, xúc phạm ngƣời khác… Gia đình là môi trƣờng tác động rất lớn đến đạo đức của trẻ. Vì vậy nếu phƣơng pháp giáo dục trẻ ở gia đình không phù hợp, không thống nhất với nhà trƣờng thì rất dễ dẫn đến hiện tƣợng: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngƣợc.

Ngoài nguyên nhân chủ yếu trên còn có một số nguyên nhân khác ảnh hƣởng đến giáo dục đạo đức cho trẻ: Giáo viên chƣa có nhiều nguồn tác phẩm văn học để sử dụng, khi giáo dục trẻ cô chƣa thực sự gần gũi với trẻ nên hiệu quả học tập chƣa cao. Do giáo viên khu vực trƣờng mầm non chƣa có điều kiện tham gia nhiều các lớp bồi dƣỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Những nguyên nhân này ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn. Từ đó gia đình và nhà trƣờng cần tìm ra biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hạn chế này.

3.2. Biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xin thầy cô vui lòng cho biết một số biện pháp từ kinh nghiệm những năm công tác cô đã sử dụng để nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học trong trƣờng mầm non.

Qua phiếu trƣng cầu ý kiến các giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn các trƣờng mầm non, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Giáo viên cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thƣờng xuyên cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Giáo viên cần nắm vững phƣơng pháp giảng dạy.

Tích cực sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại trong quá trình cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.

Cần hiểu rõ nội dung các tác phẩm để có biện pháp thích hợp cho từng tiết dạy.

Lựa chon các tác phẩm có nội dung giáo dục cao, gần gũi với trẻ.

Sử dụng nhiều phƣơng pháp giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm và học tập các tính cách tốt của các nhân vật trong truyện: Phƣơng pháp đàm thoại, phƣơng pháp trải nghiệm (kể chuyện sáng tạo, đóng kịch), sử dụng các trò chơi.

Cần có sự giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trƣờng.

Tuy nhiên để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn đạt kết quả cao, nhà trƣờng và gia đình cần quan tâm thực hiện tốt các biện pháp nhƣ sau:

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn.

Gia đình và nhà trƣờng cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau để giáo dục đạo đức cho trẻ.

Hạn chế tối đa những ảnh hƣởng không tốt từ môi trƣờng xã hội bên ngoài đến trẻ, để trẻ đƣợc sống trong môi trƣờng lành mạnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Để tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học trong trƣờng mầm non, tôi đã tìm hiểu ở trƣờng mầm non: Hoa Hồng, Xuân Hòa, Hùng Vƣơng tại thị xã Phúc Yến – tỉnh Vĩnh Phúc.

Qua quan sát, điều tra trò chuyện, thu thập số liệu tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Giáo viên của 3 trƣờng đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tác phẩm văn học.Giáo viên đã thực hiện giáo dục tất cả các nội dung giáo dục đạo đức nhƣng vẫn còn một số hạn chế.

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học” đƣợc tiến hành thông qua nội dung và thông qua phƣơng pháp kể tác phẩm là chủ yếu.Tiếp đến là thông qua giá trị thực tiễn của các tác phẩm văn học. Cuối cùng là thông qua hình thức, nghệ thuật của các tác phẩm văn học giành cho trẻ mẫu giáo để giáo dục đạo đức cho trẻ, chiếm tỉ lệ tƣơng đối thấp.

Đa số giáo viên sử dụng các phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho trẻ, không có giáo viên nào sử dụng phƣơng pháp cƣỡng chế để giáo dục trẻ.Điều đó cho thấy các giáo viên cũng đã chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tác phẩm văn học. Tuy nhiên do cơ sở vật chất của trƣờng chƣa đƣợc đảm bảo, giáo viên chƣa phát huy hết vai trò của việc kết hợp và sử dụng luân phiên các hình thức dạy học, các phƣơng pháp dạy học và chƣa tạo đƣợc nhiều tình huống để trẻ trải nghiệm bài học đạo đức. Qua đây tôi cũng đã đƣa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế để nâng cao

hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động “cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học”.

Nhƣ vậy kết quả tôi nghiên cứu phù hợp với giả thuyết khoa học mà tôi đã đƣa ra.

2. Kiến nghị

2.1. Về phía nhà trường

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhất là các giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn thông qua các lớp đào tạo từ xa, các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ sƣ phạm dành cho các giáo viên trong trƣờng và các cuộc thi nghiệp vụ giao lƣu giữa các trƣờng…

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức hiện nay thông qua việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học để nâng cao nhận thức giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua các tác phẩm văn học dành cho trẻ mẫu giáo.

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần phải tổ chức các buổi sinh hoạt thơ ca, tổ chức các cuộc thi kể chuyện, thi đọc thơ hay… nhằm nâng cao trình độ cảm thụ văn học của giáo viên cũng nhƣ trẻ.

Ban giám hiệu nhà trƣờng phải thực sự sát sao trong việc tổ chức, kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo trong trƣờng nhất là mẫu giáo lớn.

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần liên hệ chặt chẽ với nhà trƣờng hơn nữa. Cụ thể là giữa giáo viên với cha mẹ trẻ. Thông qua các buổi họp phụ huynh, qua thời gian đón và trả trẻ, cô giáo và cha mẹ cần thống nhất với nhau về nội dung, phƣơng pháp giáo dục trẻ nói chung và giáo dục đạo đức cho trẻ nói riêng.

Ban giám hiệu nhà trƣờng và gia đình cần xây dựng một môi trƣờng sống và học tập lành mạnh cho trẻ. Cần xây dựng nguồn lực vật chất từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong trƣờng.

Ban giám hiệu nhà trƣờng cần chăm lo hơn nữa tới đời sống giáo viên về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể nhƣ: tăng mức lƣơng, mức tiền thƣởng, cung cấp trang thiết bị dạy học đầy đủ, quan tâm đến đời sống gia đình của từng giáo viên động viên chị em yên tâm công tác để các giáo viên có thể toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Về phía giáo viên

Giáo viên nên lập kế hoạch chi tiết cho từng chủ điểm dạy. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Sử dụng tốt mô hình rối, rối dẹt, rối tay…..

Tham khảo thêm một số kịch bản đã đƣợc biên soạn sẵn và tập cho trẻ đóng kịch.

Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh hoạ cần phong phú, đa dạng hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học gọn gàng đúng lúc.

Tham mƣu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh truyện sách báo, tạp chí.

Thƣờng xuyên học hỏi đồng nghiệp tham khảo thêm một số tài liệu liên quan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Để từ đó tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.

Bản thân giáo viên luôn học hỏi tìm tòi, luyện giọng đọc và kể truyện nhẹ nhàng truyền cảm. Hiểu rõ đƣợc nắm vững kiến thức cơ bản về nội dung, phƣơng pháp hình thức giáo dục đạo đức cho trẻ.

Phối hợp với ban phụ huynh cũng nhƣ từng phụ huyng để nắm bắt đƣợc tình hình và tính cách của từng trẻ để có phƣơng pháp tác động kịp thời trên lớp cũng nhƣ ở nhà giúp trẻ có những hành vi đạo đức tốt.

2.3. Về phía gia đình trẻ

Gia đình nên có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa giáo dục đạo đức của hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật, ủng hộ khuyến khích trẻ tham gia hoạt động kể truyện, đọc thơ.

Gia đình cần phối hợp với giáo viên về nội dung giáo dục đạo đức trên lớp để lồng ghép vào hoạt động ở nhà của trẻ đƣợc thống nhất linh hoạt từ đó kết quả giáo dục đạo đức sẽ nâng cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thanh Âm – Trịnh Dân - Nguyễn Thị Hoài - Đinh Văn Vang, (2005), Giáo dục mầm non (tập 2), NXB Đại học sƣ phạm Hà Nội (2005).

2. Phạm Thị Châu – Nguyễn Thị Oanh – Trần Thị Sinh (2006), Giáo dục mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Hà Minh Đức (chủ biên – 2007), Lí luận văn học, NXB Giáo Dục.

4. Hà Nguyễn Kim Giang (2009), Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo Dục.

5. Ngô Công Hoàn (2006), Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ lứa tuổi mầm non, NXB Đại Học Sƣ Phạm.

6. Lê Thu Hƣơng (chủ biên)(2009), "Tuyển chọn trò chơi, bài thơ, bài hát, truyện, câu đố theo chủ đề của trẻ 5- 6 tuổi", NXB Giáo Dục.

7. Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học ở một số trường mầm non khu vực thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc (Trang 51)