DI ĐỘNG THẾ HỆ BA
3.4.2 Lớp vật lý trong W-CDMA
Kênh truyền tải được truyền dẫn nhờ kênh vật lý. Kênh vật lý được tổ chức dưới dạng các siêu khung, khung vô tuyến, khe thời gian như chỉ ra trong hình vẽ dưới. Lý thuyết của cấu trúc khung phân cấp này cũng giống phần nào lớp khung GSM TDMA. Tuy nhiên, nếu với GSM, mỗi người sử dụng TDMA có 1 vị trí khe riêng thì trong W-CDMA, số người có thể sử dụng đồng thời phụ thuộc vào tốc độ bit yêu cầu của thuê bao và hệ số trải phổ hợp của chúng. Các mức di
động có thể phát liên tục hoặc gián đoạn ở mọi khe thời gian, ví dụ như khi dùng bộ tách thoại (VAD).
Hình 3.9 Cấu trúc kênh vật lý của UTRA/IMT-2000
Siêu khung UTRA/IMT-2000 gồm 72 khung vô tuyến, với 16 khe thờI gian trong mỗi khung. Độ dài của mỗi khe thời gian là 0,625ms tạo ra 10ms và 720ms cho khung vô tuyến và siêu khung tương ứng. Độ dài khung 10ms cũng phù hợp với độ dài khung của mã thoại ITU-G729 cho thông tin thoại trong khi nó là “tích con” của nhiều độ dài khung mã thoại toàn tốc và tốc độ một nửa của hệ thống GSM. Ta cũng thấy rằng việc xếp ghép của luồng hình của mã Videophone H.263 có thể được xắp xếp trên các khung vô tuyến 10ms để hỗ trợ các dịch vụ hình tương tác khi đang di chuyển. Trên đường xuống của UTRA, kênh DPDCH và DPCCH được nối bằng cách ghép thời gian. Trên đường lên chúng được xếp ghép thành các nhánh modem I và Q. Ở chế độ FDD, kênh vật lý đường xuống được định nghĩa bởi mã trải phổ và tần số của nó. Hơn nữa, ở đường lên, các kênh bốn pha và "in-pha" trực giao của modem được dùng để phát thông tin điều khiển và dữ liệu đồng thời song song trên nhánh I và Q của modem và do đó pha sóng mang tương đối (I hoặc Q) được biết sẽ tạo thành phần nhận dạng của kênh vật lý. Trái lại, ở chế độ TDD, 1 kênh vật lý được xác định bởi
mã trải phổ, tần số và khe thời gian của nó. Khuôn dạng kênh vật lý của UTRA và IMT-2000 cũng có những khác nhau nhưng không được đề cập thêm ở đây.