DI ĐỘNG THẾ HỆ BA
2.3.3.1 Kiến trúc GPRS
Kiến trúc tổng quan của mạng GPRS được mô tả trên hình 2.8. Để có thể hỗ trợ được dịch vụ GPRS, mạng GSM được bổ xung thêm hai phần tử mạng cơ bản đó là: SGSN và GGSN.
Các phần tử mạng cơ bản bao gồm: + SGSN - Nút hỗ trợ dịch vụ GPRS. + GGSN - Nút hỗ trợ dịch vụ GPRS cổng.
Một số các thành phần phụ của mạng GPRS có thể bao gồm: + CG - Charging Gateway: cổng tính cước.
+ NMC - Network Management Centre: Trung tâm quản lý mạng. + BG - Border Gateway: Cổng giao tiếp với các mạng ngoài. + DNS - Domain Name Server: Máy chủ tên miền.
2.3.3.2 Trạm di động (MS) GPRS.
Trạm di động là sự kết hợp giữa thiết bị di động (ME) và Module nhận dạng thuê bao (SIM) tạo thành máy di động (MS). Các thiết bị đầu cuối có thể là các máy tính xách tay hoặc PDA. Máy di động là một thiết bị thu phát di động và thường là kiểu cầm tay hoặc đặt trong xe ô tô.
Hình 2.8. Thiết bị đầu cuối GPRS
Hình 2.8 trên mô tả các điểm truy cập GPRS, các điểm tham chiếu và các giao diện liên quan tới một máy di động.
Giao diện vật lý từ một TE tới một MS được gọi là điểm tham chiếu R nếu không dùng một Terminal Adaptor (TA) hoặc gọi là điểm tham chiếu S nếu có dùng một TA. Giao diện này thường do từng nhà cung cấp quy định và có thể bao gồm V24/V28, hồng ngoại, USB, Bluetooth hoặc PCMCIA v.v...
TE là một thiết bị đầu cuối máy tính mà người dùng làm việc trên đó. GPRS dùng thiết bị này để tạo, truyền và nhận dữ liệu gói của người dùng, ví dụ là một thiết bị lưu trữ cá nhân dạng số (Personal Digital Assistant - PDA). GPRS cung cấp kết nối IP giữa TE và một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc một mạng LAN (Corporate LAN) nối với mạng GPRS. Kết nối IP là dạng kết nối tĩnh từ phía TE, ví dụ TE không quan tâm đến quá trình di động và vẫn giữ địa chỉ IP trước đó cho tới khi MS rời khỏi mạng.
Các chức năng của máy di động GPRS:
+ Kết nối vật lý tới TE tại các điểm tham chiếu “R” hoặc “S”. + Điều khiển lưu lượng giữa TE và MT.
+ Người sử dụng sắp xếp tín hiệu tới/từ mạng GPRS.
cái.
MS kết nối với một TE và qua giao diện không gian với một BTS. Nó được liên kết với một thuê bao trong hệ thống GSM và thiết lập một đường kết nối tới một SGSN. Việc lựa chọn lại kênh sẽ được thực hiện qua đường kết nối vô tuyến giao diện không gian giữa MS và SGSN. MS với một thiết bị TE có thể được so sánh với một modem, kết nối TE với mạng GPRS.