CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 3 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH doc (Trang 30 - 33)

Hệ thống tài chính là một thực thể về chức năng và cấu trúc; bao gồm nhiều loại hình tổ chức khác nhau như: ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính,

quỹ đầu tư, thị trường cổ phiếu và trái phiếu,... tất cả đều được đặt dưới sự điều tiết, quản lý của Chính Phủ.

Hệ thống tài chính góp phần trung chuyển nguồn vốn từ những đối tượng thừa vốn (cung ứng vốn) đến những đối tượng cần vốn (những đối tượng có nhu cầu và cơ hội đầu tư khả thi, hiệu quả).

- Bảng trên thể hiện những con số thống kê trong giai đoạn 1970 - 2000 cho thấy: các nguồn vốn cung ứng vốn mà các doanh nghiệp Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản có thể tiếp cận và huy động. Trong đó, huy động vốn tín dụng ngân hàng từ các ngân hàng thương mại, huy động từ việc phát hành trái phiếu công ty, nguồn vốn huy động được từ thị trường chứng khoán, huy động vốn từ các trung gian tài chính phi ngân hàng.

Thực tế cho ta thấy cấu trúc tài chính của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới có 8 đặc điểm cơ bản sau:

(1). Thị trường chứng khoán không phải là nguồn cung ứng vốn quan trọng nhất cho doanh nghiệp.

Mặc dù thu hút được nhiều sự quan tâm của giới báo chí và các phương tiện truyền thông khiến cho nhiều người có cảm giác cổ phiếu là nguồn tài trợ lớn nhất, quan trọng nhất cho doanh nghiệp; nhưng trên biểu đồ thống kê cho thấy, cổ phiếu chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

(2). Cũng như việc phát hành cổ phiếu, việc phát hành công cụ nợ (trái phiếu công ty) cũng không phải là ưu tiên hàng đầu cho chính sách huy động vốn của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển.

Đối với Mỹ, trái phiếu công ty có vai trò lớn hơn nhiều so với cổ phiếu, tuy nhiên cả hai nguồn này cũng chỉ chiếm 43% cấu trúc tài chính, tức chưa đạt mức 50%. Đối với các nước còn lại, tỷ trọng này còn thấp hơn nhiều (lần lượt tại Đức, Nhật và Canada là 15%, 14% và 27%).

(3). Tài chính gián tiếp (liên quan đến hoạt động của các trung gian tài chính) trong nhiều trường hợp đóng vai trò quan trọng hơn nhiều so với tài chính trực tiếp.

Tài chính trực tiếp liên quan đến việc huy động vốn từ các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp. Tại Mỹ, 43% nguồn vốn mà các doanh nghiệp có được là từ cổ phiếu và trái phiếu đã thể hiện rất rõ vai trò quan trọng của tài chính trực tiếp trong hệ thống tài chính của Mỹ.

Ngoại trừ Mỹ, các quốc gia còn lại có hoạt động tài chính gián tiếp đóng vai trò quan trọng hơn.

(4). Các trung gian tài chính, đặc biệt là các Ngân hàng là nguồn cung ứng vốn quan trọng nhất cho các doanh nghiệp.

Nguồn vốn ưu tiên chủ đạo mà các doanh nghiệp có được là từ vốn vay của ngân hàng và vốn vay từ các trung gian tài chính phi ngân hàng (tại Mỹ là 56%, Đức và Nhật 86%, Canada 74%).

Tại các nước công nghiệp phát triển, tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại hình tài trợ (Đức 76%, Nhật 78%, Canada 56%). Cho thấy các ngân hàng ở tất cả các nước trên thế giới giữ vai trò quan trọng nhất trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp hoạt động. Ở các nước đang phát triển, vai trò của trung gian tài chính thậm chí còn quan trọng hơn nhiều so với ở các nước phát triển.

(5). Hệ thống tài chính là một trong những lĩnh vực được quản lý chặt chẽ nhất trong nền kinh tế.

Thị trường tài chính là thị trường của lòng tin, mặt khác nó có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nên Chính phủ các nước luôn quan tâm quản lý nhằm đảm bảo tính vững chắc, ổn định của hệ thống tài chính, giữ vững uy tín với các nhà đầu tư.

(6). Chỉ các Công ty lớn, có thương hiệu mới dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán.

Các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ thường không có những điều kiện nêu trên nên không thể huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu. Thay vào đó, họ thường đi vay các trung gian tài chính (ngân hàng).

(7). Tài sản đảm bảo là đặc điểm phổ biến của các hợp đồng vay nợ được ký kết giữa bên cho vay và những người đi vay là các cá nhân và doanh nghiệp.

Tài sản đảm bảo là phần tài sản của bên vay đem thế chấp, cầm cố cho bên cho vay để đảm bảo nghĩa vụ của bên vay khi không có khả năng thanh toán nợ.

(8). Các hợp đồng vay là hồ sơ hợp pháp, ràng buộc trách nhiệm của người vay đối với khoản nợ vay và đối với người cho vay.

Hợp đồng vay có ý nghĩa như là một giấy nhận nợ và cam kết trả nợ của người vay; ngoài ra nó còn nhiều điều khoản cụ thể quy định người vay chỉ được làm gì với khoản tiền vay và nhiều điều khoản phức tạp về mặt pháp lý.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ 3 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH doc (Trang 30 - 33)