Đánh giá chung

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TỈNH THANH HÓA (Trang 70 - 74)

9. Cấu trúc luận văn

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Thành công

Trong thời gian qua, nhiều GV đã vượt qua các khó khăn về thời gian, về kinh phí, tích triển khai các kiến thức, kỹ năng về CNTT đã được học tập và trau rồi để xử lý, ứng dụng vào trong thực tế công tác quản lý cũng như giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục. Lề lối làm việc của GV ngày càng được đổi mới, theo hướng hiện đại, từng bước hình thành nền nếp, thói quen làm việc trên môi trường điện tử. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin ngày càng được chú trọng. Đặc biệt qua thực tế triển khai việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ GV trong việc ứng dụng CNTT nói chung và áp dụng các kỹ năng sử dụng CNTT trong quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

2.5.2. Hạn chế

Song song với những thành công đã đạt được thì việc bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV nói chung và GV khối GDTX nói riêng cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, cụ thể như: Kinh phí đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin còn rất hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu, đặt biệt là tại các địa phương còn khó khăn về kinh phí. Mặt khác, tại một số cơ quan đã được trang bị các hệ thống lại sử dụng chưa hiệu quả. Một số cán bộ lãnh đạo tại các đơn vị còn chưa quyết liệt chỉ đạo, sát sao, gương mẫu trong việc quản lý, điều hành việc ứng dụng CNTT phục vụ công việc; Nhiều GV chưa quyết

tâm thay đổi thói quen làm việc đặc biệt là số GV có tuổi ngại chuyển từ việc giảng dạy theo cách truyền thống sang giảng dạy có ứng dụng CNTT.

Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng CNTT còn chưa đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là tại tuyến cấp quận, các địa phương, nhất là các huyện vùng cao, biên giới, huyện đảo còn hạn chế rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như con người để đáp ứng việc bồi dưỡng, ứng dụng CNTT vào triển khai trong thực tế.

2.5.3. Nguyên nhân chủ quan

Ý thức của GV trong việc tự học, tự bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT còn chưa cao nên hiệu quả sử dụng thiết bị thấp. Do tâm lý ngại khó, ngại thay đổi, ngại tiếp thu cái mới nên một bộ phận cán bộ, GV, đặc biệt là số lớn tuổi ngại tiếp cận với CNTT.

Một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ, GV trong ngành chưa thực sự coi CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình CNH - HĐH đất nước như Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị đã nêu; Chưa thực sự chú trọng ứng dụng CNTT để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Việc bồi dưỡng về kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV thực hiện chưa đồng bộ. Việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng internet của GV còn nhiều hạn chế.

2.5.4. Nguyên nhân khách quan

- Điều kiện, hoàn cảnh gia đình của một số GV còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để đầu tư cho bản thân các thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cũng như bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT ở một số đơn vị còn thiếu thốn.

- Chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ đối với GV chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tự bồi dưỡng.

- Mặc dù đã có nhiều cố gắng, có sự quan tâm của các cấp, các ngành nhưng đầu tư cho CNTT vẫn chưa thỏa đáng với nhu cầu phát triển, hiệu quả đầu tư còn chưa cao, việc đầu tư còn dàn trải thiếu đồng bộ.

- Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể và thích hợp để khuyến khích, ràng buộc trách nhiệm và lợi ích của các cơ quan trong hệ thống giáo dục và đào tạo trong việc ứng dụng CNTT.

- Cùng với việc môi trường pháp lý chưa thật sự hoàn thiện thì nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng phù hợp cũng chưa đủ để ứng dụng CNTT có hiệu quả như: Số lượng cũng như chất lượng thiết bị còn thiếu thốn; hệ thống viễn thông về chất lượng, tốc độ đường truyền đến các đơn vị cơ sở giáo dục còn hạn chế.

Kết luận chương 2

Qua phân tích thực trạng và các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các trung tâm GDTX cấp huyện, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu đặt ra thể hiện ở những ưu điểm cần được nhân rộng, phát huy đồng thời cần khắc phục những tồn tại đã nêu ra trong chương 2.

Như vậy, có thể nói những tồn tại trên đã làm hạn chế rất nhiều đến kết quả bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các trung tâm GDTX cấp huyện, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, cần phải tìm ra những giải pháp quản lý, bồi dưỡng thích hợp, đúng đắn để nâng cao hơn nữa chất lượng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các trung tâm GDTX cấp huyện, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CHO ĐỘI NGŨ GV CÁC TTGDTX

CẤP HUYỆN, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA.

3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV khối GDTX cấp huyện, tỉnh Thanh Hóa là nhiệm vụ cơ bản được thực hiện thường xuyên mỗi năm trong giai đoạn hiện nay. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, tác giả đề xuất các giải pháp quản lý trên cơ sở đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TỈNH THANH HÓA (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w