Bình diện những yếu tố cấu thành ý niệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ trịnh công sơn (Trang 36 - 37)

V. Ẩn dụ cấu trúc – đối tượng nghiên cứu của luận văn

5.3.1.Bình diện những yếu tố cấu thành ý niệm

Chẳng hạn, ẩn dụ cấu trúc TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH cho chúng ta hiểu rằng TÌNH YÊU như thường lệđược xây dựng theo mẫu nhất định, nghĩa là trong

TÌNH YÊU, chúng ta một phần nào đó ý niệm hóa nó trong những thuật ngữ của các hành động chiến tranh, điều đó có ảnh hưởng một cách hệ thống đến cả hình thức của cuộc tình, đến cả sự phản xạ của hành vi chúng ta trong tình yêu. Do chỗ ý niệm ẩn dụđược tổ chức một cách hệ thống, nên cả ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng khi chúng ta nói về nó cũng mang thuộc tính hệ thống.

Như chúng ta đã biết, những tri thức được ý niệm hóa ở miền NGUỒN mang tính hệ thống do khung, hay chủ đề tri nhận quy định. Chúng ta đã thấy rằng trong ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ CHIẾN TRANH, những biểu ngữ gồm từ vựng chiến tranh, chẳng hạn, ‘tn công’;‘phòng ng’;‘rút lui’;‘chiến lược’;‘hướng mi ca cuc tn công’;‘dành chủđộng’; ‘chiến thng’; ‘tht bi’ v.v. tạo thành hệ thống miêu tả mặt chiến tranh của tình yêu. Hệ thống từ vựng nảy nầm trong khung tri nhận chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên rằng ngữ nghĩa vốn đặc trưng cho những biểu ngữ này được hiện thực hóa khi chúng ta nói về tình yêu. Một mảng nào đó của hệ thống ý niệm về các hành động chiến tranh được chuyển sang ý niệm tình yêu, và ngôn ngữ cũng theo chân của ví dụ này. Do chỗ những biểu hiện ẩn dụ trong ngôn ngữ tương quan một cách có hệ thống với những ý niệm ẩn dụ, chúng ta có thể sử dụng những biểu thức ẩn dụ để nghiên cứu bản chất của những ý niệm ẩn dụ và để hiểu bản chất ẩn dụ của hoạt động của con người.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ trịnh công sơn (Trang 36 - 37)