Một số quan điểm về “VÔ THƯỜNG”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ trịnh công sơn (Trang 48 - 49)

I. Bản chất bộ phận của sự cấu trúc hóa ẩn dụ

1.2.3.Một số quan điểm về “VÔ THƯỜNG”

Theo quan điểm triết học của Dịch học phương Đông được xây dựng trên quan niệm về âm và dương – đây là toàn bộ quan niệm về vũ trụ quan và nhân sinh quan.VÔ THƯỜNG” là thay đổi, “THƯỜNG” là bt biến. Âm và dương thay đổi không ngừng, chuyển hoá lẫn nhau – trong âm có dương, trong dương có âm. Dịch là biến đổi cho nhau – Dịch là giao dịch. Dịch là biến dịch. Dịch là thời. Tuy nhiên, sự biến hoá trong vũ trụ diễn tiến theo một trật tự, qui luật bất di bất dịch. Cái qui luật đó, Dịch học gọi là “THƯỜNG”. Qui luật Thường đó là gì? Là âm dương thay lẫn nhau, cứ một cái tiến thì một cái lùi, một cái lùi thì một cái tiến. Sự thay đổi, biến hoá chỉ là sự tiến lui của âm dương. Và Dịch học phương Đông cho rằng: vũ trụ vạn vật cùng một thể (bộ ba Tam Tài). [24]

Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, triết gia Hy Lạp Herakleitos đã nói: “Tất cảđều ở trong trạng thái biến đổi” (All is in a state of flux) hay “Mọi vật đều trôi chảy” nghĩa là vạn vật đều bị chi phối bởi luật VÔ THƯỜNG.

Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã nói đến thuyết VÔ THƯỜNG: Vạn Pháp, nghĩa là vũ trụ và mọi sự vật trong đó, thay đổi từng sát na, không có gì có thể gọi là Hằng Hữu, Hằng Sống, Hằng Tồn trong vũ trụ. Mọi sự vật, nếu đã do duyên sinh thì cũng do duyên mà diệt, đủ duyên thì sinh thành, hết duyên thì diệt, và thường đều phải trải qua bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại, không. VÔ

THƯỜNG phản ánh một quan điểm cơ bản của triết hc Pht giáo.

Tuy nhiên, Niết Bàn được hiểu như thuyết tương phản trực tiếp của VÔ THƯỜNG, có nghĩa Niết Bàn mang tính chất THƯỜNG, lạc, tịnh.

Tư tưởng VÔ THƯỜNG theo quan đim Triết hc Mác – Lênin là qui luật vạn vật luôn luôn biến đổi, vạn vật biến hoá không ngừng, chuyển hoá lẫn nhau. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, không tự sinh ra và không tự mất đi, trong thế

nguyên nhân, kết quả và sự chuyển hoá của nhau. Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều vận động và phát triển theo các qui luật riêng, đặc thù của chúng,

đồng thời tuân theo những qui luật chung nhất. Những qui luật chung nhất được biểu hiện thông qua các qui luật riêng, đặc thù. Giữa qui luật chung và riêng, đặc thù có sự liên quan mật thiết với nhau, nhưng chúng lại có tính độc lập tương

đối, không thể thay thế cho nhau.

Vi khoa vũ tr hc đương đại, mọi sự vật đều biến đổi và chuyển động, tất cả đều vô thường, từ một hạt cơ bản cực nhỏ cho đến toàn thể vũ trụ. Vũ trụ

không ở thể tĩnh, mà không ngừng trương giãn do bởi những xung lực ban đầu nhận được từ vụ nổ sơ khởi. Cái vũ trụ năng động này được mô tả bởi những phương trình về luật Tương Đối Tổng Quát của Einstein.

Vi lý thuyết “Big Bang”, vũ trụ không còn là một cái gì đó thường hằng vĩnh cửu. Nó có một khởi đầu, một quá khứ, một hiện tại và một tương lai. Nó

đang có một lịch sử.

Theo địa cht hc, những đại lục mà chúng ta nghĩ rằng đã dính chặt vào vỏ Trái đất bây giờ được biết là đã di động khoảng vài cm mỗi năm, tạo nên những núi lửa và động đất tại những vùng tiếp giáp của các thềm lục địa. Mặt Trái đất luôn luôn thay đổi và tự tu sửa.

Trong lãnh vc sinh hc, thuyết tiến hoá của Charles Darwin (năm 1859)

đã chủ trương: Con người là sản phẩm của cả một chuỗi dài tiến hoá được hình thành bởi sự lựa chọn tự nhiên.

Định luật VÔ THƯỜNG còn có ở trong những lãnh vc nguyên t và h

nguyên t (subatomic). Những hạt được biết là có khả năng tự sửa đổi bản chất của mình: quark có thể tự thay đổi gia hệ hoặc “hương vị”, proton có thể biến thành neutron trong khi phát xạ pozitron và neutrino. [39]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học ngữ văn ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ trịnh công sơn (Trang 48 - 49)