3.2.2.1. Nâng cao phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên - lực lượng chủ yếu thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật trong việc xét xử các tranh chấp quyền sử dụng đất
Nghị quyết số 49-NQTƯ, ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị (Khóa IX) về "chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" đã chỉ rõ: "Đội
88
ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí một số cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp". [2]
Số lượng, chất lượng đội ngũ Thẩm phán luôn là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Cùng với việc tăng cường về tổ chức, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán của ngành Tòa án nhân dân luôn được bổ sung và lớn mạnh. So với thời điểm năm 2002, khi Tòa án nhân dân bắt đầu thực hiện việc quản lý các Tòa án địa phương về tổ chức theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, từ chỗ đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, đến nay số lượng cán bộ phần nào được đáp ứng. Hiện nay, biên chế toàn ngành Tòa án nhân dân là 12.520 người, trong đó, 4.959 người là Thẩm phán; 100% Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp đều có trình độ cử nhân luật trở lên; 100% Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 75% Thẩm phán trung cấp và 35% Thẩm phán sơ cấp có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị [17].
Trình độ nhận thức chính trị, ý thức giác ngộ chính trị của Thẩm phán có vai trò quan trọng việc trong hình thành nhân cách của người Thẩm phán. Việc thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp người Thẩm phán có một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản. Lập trường tư tưởng vững vàng, bản lĩnh chính trị sâu sắc là tiền đề vững chắc đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật của người Thẩm phán khi xét xử đúng với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình giải quyết vụ án, bản lĩnh chính trị giúp cho người Thẩm phán cân nhắc, lựa chọn các văn bản pháp luật phù hợp, giúp người Thẩm phán can đảm gạt bỏ mọi cám dỗ về tinh thần, vật chất, đảm bảo: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [5, Điều 130]. Ý thức chính trị ở trình độ cao của người Thẩm phán không chỉ là nhân tố để đảm bảo các quy phạm
89
pháp luật được áp dụng đúng, chính xác mà còn giúp người Thẩm phán có được bản lĩnh để xử lý tình huống một cách linh hoạt, chính xác. Do vậy, một trong những tiêu chuẩn của người Thẩm phán, Hội thẩm là "trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đạo đức cách mạng là cơ sở quan trọng tạo nên nhân cách người Thẩm phán, xác lập chỗ đứng của người Thẩm phán trong xã hội. Đạo đức, phẩm chất của người Thẩm phán bao gồm đức tính trung thực, thẳng thắn, lòng nhân ái, sự dũng cảm, tính công bằng, tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, dám nghĩ, dám làm.
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất là việc xem xét tính có hợp pháp hay không hợp pháp của các chứng cứ mà đương sự xuất trình; tính có căn cứ hay không có căn cứ trong bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới. Các bản án, quyết định do áp dụng pháp luật đúng luôn gắn liền với việc bảo vệ quyền con người, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, lợi ích của Nhà nước. Vì vậy, người Thẩm phán phải là người có đạo đức, biết bảo vệ lẽ phải, bình tĩnh, khôn khéo đấu tranh để xác định sự thật khách quan của vụ án, đấu tranh làm rõ mọi sự lừa lọc dối trá, mọi thủ đoạn tinh vi để có những phán quyết hợp tình, hợp lý, đúng pháp luật. Bản án, quyết định phải có lý, có tình để mọi người "tâm phục, khẩu phục". Người Thẩm phán phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức cách mạng "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư" để có cái tâm trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng khi xét xử, đánh giá các chứng cứ và các tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, chính xác. Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các cấp không ngừng quán triệt sâu sắc ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, quan điểm lập trường, cho đội ngũ Thẩm phán thông qua các kế hoạch thi đua, triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ.
90
Để công tác áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án đạt chất lượng, hiệu quả thì đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, Thẩm tra viên ngành Tòa án phải có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, nhất là đạo đức nghề nghiệp. Trong giai đoạn đang tiến hành công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, để thực hiện tốt những nội dung của nghị quyết 08-NQTƯ của Bộ Chính trị, nhất là công tác áp dụng pháp luật trong xét xử phải tổ chức cho cán bộ, Thẩm phán học tập, nghiên cứu các chuyên đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt nghiêm túc và sâu rộng mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lấy kết quả học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ.
Thời gian tới, ngành Tòa án nhân dân cần thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công chức trong ngành, đặc biệt là việc triển khai, quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách tư pháp nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Thẩm phán. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, Thẩm phán của Tòa án các cấp.
3.2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hơn nữa nhận thức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán
Chất lượng, hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân. Vì vậy, để chất lượng áp dụng pháp luật được tốt thì bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho họ là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi vì, người Thẩm phán dù ban đầu có hiểu biết rộng, am hiểu thì vẫn cứ phải thường xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật. Có như vậy, họ mới đủ tầm để giải quyết công việc được giao. Trong điều
91
kiện giao lưu quốc tế mở rộng hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập chắc chắn sẽ phát sinh nhiều loại tranh chấp mới, công việc xét xử ngày càng tăng, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp thì trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán ngày càng nặng nề. Vì vậy, nếu Thẩm phán không thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực trình độ, không chú trọng rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức thì sẽ không thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất luôn sinh động và đa dạng, phong phú, mỗi vụ án là một quan hệ pháp luật, một kiểu tranh chấp với các văn bản quy phạm pháp luật được chọn để áp dụng khác nhau. Ẩn chứa trong từng hồ sơ vụ án là thân phận của những con người đang chờ sự phán xét công minh, có tình, có lý của Thẩm phán.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ Tòa án hiện nay còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ công chức còn yếu, thậm chí có những cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp nên đã có vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật hình sự, gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành Tòa án nhân dân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp như chế độ tiền lương và phụ cấp của Thẩm phán; các chế độ ưu đãi khi thi hành công vụ, chế độ bổ nhiệm thi tuyển và độ tuổi nghỉ hưu của Thẩm phán. Nhà nước cần nhìn nhận Thẩm phán là một nghề chứ không phải chỉ đơn thuần là một chức danh được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và từ đó xây dựng chế độ bổ nhiệm không theo nhiệm kỳ như hiện đang làm. Mặt khác Nhà nước phải bảo đảm đời sống vật chất đầy đủ cho đội ngũ Thẩm phán để tăng cường khả năng tự vệ của họ trước cám dỗ vật chất.
92
như đã nêu trên cho nghề nghiệp mang tính đặc thù này thì sự phấn đấu, rèn luyện vươn lên của mỗi Thẩm phán mới là nhân tố cơ bản để quyết định kỹ năng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng. Để thực hiện việc nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ, Thẩm phán, ngành Tòa án nhân dân trước mắt cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, cán bộ nhất là các cán bộ có chức danh tư pháp. Làm tốt công tác rà soát, quy hoạch, đánh giá cán bộ để có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ một cách hợp lý, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án trong sạch, vững mạnh. Thực hiện tốt công tác luân chuyển điều động, biệt phái cán bộ theo yêu cầu công việc, làm tốt công tác tạo nguồn Thẩm phán, đổi mới cơ chế tuyển chọn Thẩm phán theo hướng mở rộng bổ nhiệm Thẩm phán không chỉ đối với các cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, luật sư nếu họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3.2.2.3. Bồi dưỡng, tổ chức lại lực lượng Hội thẩm nhân dân để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất
Thực tế công tác ngành Tòa án trong những năm qua cho thấy, bên cạnh việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân, đội ngũ Hội thẩm nhân dân cũng không ngừng được củng cố. Các Tòa án đã tích cực phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các cơ quan có liên quan để lựa chọn những vị Hội thẩm nhân dân có trình độ pháp lý và phẩm chất đạo đức, chính trị để tham gia hoạt động xét xử. Ngành Tòa án nhân dân cũng rất quan tâm đến chế độ đối với Hội thẩm như trang phục, chế độ, chính sách, tài liệu và đặc biệt chú trọng tới công tác tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ. Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã bồi dưỡng kiến thức pháp luật và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho các Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử được giao. Nhìn
93
chung, đội ngũ Hội thẩm Tòa án nhân dân đang có những đóng góp tích cực vào công tác xét xử của các Tòa án địa phương.
Để tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân trong tình hình mới thì việc nghiên cứu và xây dựng một tổ chức để Hội thẩm nhân dân tập hợp thành một tổ chức nhất định để họ thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm xét xử, học tập nâng cao trình độ kỹ năng xét xử các vụ án. Tổ chức này thường xuyên được những người có kinh nghiệm xét xử ở các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về việc áp dụng các văn bản pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp đó. Trong tình hình hiện nay, các văn bản pháp luật về đất đai tương đối nhiều, chồng chéo và có những văn bản mâu thuẫn nhau nếu người hội thẩm không am hiểu pháp luật, không được cập nhật các văn bản thì rất khó khăn cho việc lựa chọn và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết vụ án.
Mặt khác, các Hội thẩm nhân dân cần phải được tranh bị kiến thức pháp lý về trình tự tố tụng dân sự, kỹ năng thẩm vấn các đương sự tại phiên tòa. Vì vậy, để thực hiện việc nâng cao không ngừng chất lượng áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất cho Hội thẩm nhân dân cần có một tổ chức thích hợp để các Hội thẩm nhân dân được sinh hoạt, học tập. Cần quan tâm đến trình độ nhận thức pháp luật của Hội thẩm Tòa án nhân dân bên cạnh việc coi trọng các tiêu chuẩn khác giống như yêu cầu đối với Thẩm phán. Chỉ khi nào người Hội thẩm Tòa án nhân dân có trình độ nhận thức pháp lý cần thiết để chủ động trong việc xét hỏi, nghị án để cùng lựa chọn, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật vào giải quyết các vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất, cùng với Thẩm phán ban hành các bản án, quyết định thấu tình đạt lý, đúng pháp luật thì người Hội thẩm nhân dân mới thực sự "ngang quyền với Thẩm phán".
94
Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng xét xử, người Hội thẩm nhân dân có đầy đủ kiến thức pháp luật cần thiết sẽ không lúng túng, bị động theo ý kiến Thẩm phán. Trong tình hình hiện nay, vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Thẩm phán, Hội thẩm Tòa án nhân dân là hai chức danh giữ vai trò chủ thể tiến hành các quy trình áp dụng pháp luật lại càng được Nhà nước và xã hội quan tâm. Do đó, việc nâng cao và coi trọng trình độ pháp lý của Hội thẩm nhân dân là việc làm hết sức cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật.
3.2.2.4. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án nhân dân, hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ, Thẩm phán Tòa án nhân dân
Để nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân thì việc tăng cường điều kiện, cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, cùng với sự lớn mạnh không ngừng của đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất điều kiện phương tiện làm việc của các Tòa án cũng đã được từng bước tăng cường. Từ chỗ điều kiện phương tiện làm việc của Tòa án còn hết sức khó khăn, nhiều Tòa án còn đi thuê, mượn trụ sở hoặc trụ sở không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì nay hầu hết các Tòa án đã có trụ sở ổn định. Trong phạm vi kinh phí được cấp, Tòa án nhân dân tối cao đã đảm bảo chi đúng, chi đủ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của ngành, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ