SỞ HỮU KINH NGHIỆM RIÊNG CỦA TÔ

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XUNG ĐỘT TRONG CƠ QUAN (Trang 28 - 30)

Phần 5: TÌNH HUỐNG MINH HỌA VÀ CÁC GIẢI PHÁP

3.2 SỞ HỮU KINH NGHIỆM RIÊNG CỦA TÔ

Tóm tắt tình huống:

Tình huống 1: Đó là ngày 15 tháng 12 và mọi người đang trông chờ những ngày

nghỉ đông và họ xin nghỉ phép để được vui chơi cùng gia đình và Nan đã cố gắng hết sức để giải quyết các nguyện vọng đó. Khi cô kiểm tra mail vào sáng hôm sau, Nan thấy một bảng ghi nhớ của viên tổng quản lý bộ phận điều dưỡng, tuyên bố rằng “do có một cơn

bùng phát dịch cúm nên tất cả các y tá phải làm việc đầy đủ theo lịch biểu”. Cô tự lầm

bầm “Thế đấy,lại không phải Angie đấy chứ! Áp chế thẩm quyền của tôi như vậy, chúng

tôi là những y tá khoa Nhi chứ không phải các y tá khoa nội/phẫu thuật. Bà ta cho rằng, bệng cúm sẽ đột ngột tạo thêm các em bé chắc!Tôi thật sự bực”.

Tình huống 2: Trong buổi họp nhân viên bình thường với ba nhà quản lý ca của

Nan, cô cho biết có sự sa sút về sự thỏa mãn của bệnh nhân nói chung về dịch vụ điều dưỡng của ca hai do Trish là nhà quản lý. Cuối ngày đó, Trish đến văn phòng của cô than phiền “Nan này, cô làm tôi ngượng quá khi bêu xấu tôi trong cuộc họp sáng nay. Cô khiến

tôi tức giận”

Phân tích: Trong tình huống 1, Nan quy nguyên nhân sự bực tức của mình cho

Angie, xuất phát từ mối liên hệ giữa thông báo và các cảm giác tiêu cực của cô. Trong tình huống 2, Trish quy nguyên nhân sự bực tức của cô do Nan.

Đề xuất:

Trong tình huống 1: Nan phải ngồi lại suy nghĩ và nhận trách nhiệm về những cảm xúc của cô đối với các sự kiện bên ngoài, đó là dùng công cụ suy nghĩ “sở hữu kinh nghiệm của riêng tôi”. Cô có thể tự hỏi “Tôi dường như thấy sự bực mình khi khi một

người cấp cao áp chế thẩm quyền của tôi, tại sao lại vậy?” “Tôi biết những người khác có thể làm tình huống này khác đi, người dìu đắt củ của tôi, Guthrie sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp này?Bằng cách này, Nan đặt mình vào thế điều khiển kinh nghiệm của cô

thay vì thụ động chấp nhận tình huống.

Trong tình huống 2: Nan phải tìm cách đặt Trish vào tình huống sáng nay để suy nghĩ, thấy được ý nghĩa của những phân tích mức độ hài lòng sáng nay. Nan có thể nói với Trish “Tôi thấy bạn bực mình với cách tôi điều hành phiên họp sáng nay. Có thể tôi đã làm

điều đó với tính nhạy cảm hơn. Tôi cũng tò mò về cách mà bạn trình bày trong buổi họp. Bạn nghĩ các ý định của tôi là gì? Dường như bạn cho rằng tôi nhắm vào bạn hả?”

Bằng cách tự Nan dựng lại mối quan hệ giữa cô và Angie cũng như mục đích của Angie khi ra quyết định trên (đảm bảo khâu điều dưỡng làm việc tốt chứ không hàm ý không tông trọng thẩm quyền của Nan như Nan đã dựng ra) và gợi ý cho Trish tự gắn kết lại các tình huống (để nhận ra rằng mục đích của Nan là đôn đốc các nhân viên làm việc tớt hơn chứ không nhằm làm xấu mặt Trish), Nan đã kéo lại dần sự bóp méo nghiêm trọng do cảm giác ban đầu gây ra.Người trong cuộc thường nhận ra các ý định thù địch mà chúng không tồn tại, các quy kết sai thường phát triển mạnh trong các tranh chấp.

Nhận xét: Dùng công cụ này giúp ta tránh bẫy nhận thức trong 02 cách:

- Bằng cách hiểu rõ, không có sự kết nối trực tiếp nào giữa hành động ứng xử của bạn và các phản ứng cảm xúc của chính mình, mình vẫn kiểm soát đựơc kinh nghiệm về mối quan hệ đó.

- Bằng cách hiểu rõ có một nguy cơ cao khi tôi tức giận, rằng mình đang quy kết các ý định không hề tồn tại cho một người khác, mình phải xem xét ngược lại đó là cảm giác xuất phát từ suy nghĩ của tôi mà thôi.

Như vậy, một lần nữa câu nói “giận quá mất khôn” thật sự đúng, bất cứ tranh chấp nào cũng có nguyên nhân và bản chất thật của nó. Việc tìm ra chúng không thật sự khó khăn một khi chúng ta chịu khó ngồi phân tích bằng thái độ chủ động và khách quan, công bằng nhất. Đừng để phản ứng trước mắt che đi tầm nhìn của bạn. Đây là bài học có ý nghĩa giúp ta kiểm soát tốt sự tức giận trước khi để chúng đi quá xa tầm kiểm soát của bạn.

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XUNG ĐỘT TRONG CƠ QUAN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w