Về phương pháp, kỹ năng phân tích

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH đức việt, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 56)

PHẦN VI: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA CỦA CÔNG TY TNHH ĐỨC VIỆT – QUẢNG BÌNH.

8.2.Về phương pháp, kỹ năng phân tích

8.2.1. Phương pháp áp dụng.

Để hoàn thành bài báo cáo này phải cần có nhiều tài liệu liên quan đến công ty như tài liệu về quá trình hình thành công ty, tình hình sử dụng vốn trong các năm gần đây, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các đối thủ cạnh tranh của công ty trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn, số lượng công nhân viên của công ty trong các năm gần đây và đặc biệt là số liệu từ ba báo cáo tài chính do công ty cung cấp. Nhưng làm thế nào để những con số đó nói lên được tình hình kinh doanh của công ty cũng như những vấn đề mà công ty cần cân nhắc, định hướng cho những năm tiếp theo.

Quá trình học tập ở trên lớp chúng em đã biết được nhiều phương pháp và kỹ năng phân tích như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp số chênh lệch, phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp nghiên cứu số liệu, phương pháp bảng cân đối, …

chất của công ty đó.

Đối với việc tìm hiểu về Công ty TNHH Đức Việt – QB để biết được chính xác và rõ ràng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì em đã áp dụng các phương pháp sau:

Phương pháp so sánh:

Tình hình tài chính doanh nghiệp qua các năm đã có nhiều thay đổi, biến động khác nhau. Do đó, sự đối chiếu số liệu qua các năm liên tiếp giúp chúng ta nhìn nhận tổng quan hơn về hoạt động của công ty.

Phương pháp tỷ lệ:

Được sử dụng để tính tỷ lệ tăng giảm của từng nhân tố với chỉ tiêu kế hoạch. Do đó qua phương pháp này, có thể cho ta biết được mức độ hoàn thành kế hoạch cũng như sự tác động như thế nào của từng nhân tố.

Phương pháp số chênh lệch:

Là phương pháp để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này dùng trực tiếp số chênh lệch của nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và đơn giản dễ làm và dễ hiểu.

Phương pháp bảng cân đối:

Trong hoạt động kinh tế của công ty hình thành nhiều mối quan hệ cân đối như: Giữa thu và chi, giữa vốn và nguồn vốn... Để xem xét các mối quan hệ này ta lập bảng cân đối, và sử dụng bẳng cân đối kế toán để đánh giá được tình hình sản xuất hiện tại của công ty.

chính sách, chế độ, khả năng tiềm tàng có thể khai thác.

Ngoài ra, em còn dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thực tế nhất mà các công nhân viên trong nhân viên có thể cung cấp cho em những tình hình kinh doanh qua các năm mà họ biết. Tuy nhiên đây cũng chỉ là phương pháp dùng để tham khảo, sử dụng chủ yếu trong bài báo cáo là 4 phương pháp trên.

8.2.2. Kỹ năng phân tích.

Lần đầu tiên phân tích số liệu trên báo cáo tài chính thực của một công ty để tự mình đánh giá và phân tích một cách có hệ thống về thực tế doanh nghiệp ngoài việc áp dụng tổng hợp các kiến thức về kỹ năng phân tích ở trong các môn học đại cương ở trên nhà trường em còn tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến vấn đề này ở trên các trang mạng nằm mục đích là hoàn thành tốt nhất có thể. Trong quá trình phân tích, cần kết hợp sử dụng nhiều thông tin liên quan tới mọi hoạt động của công ty để đảm bảo các thông tin là chính xác nhất, bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty để có những phân tích xác thực hơn.

Tuy nhiên bài báo cáo sẽ không tránh hỏi những sai sót trong quá trình phân tích do kĩ năng này còn yếu và cũng chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận với thực tiễn kinh doanh của công ty.

8.3. Những vấn đề khác.

8.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập tại công ty.

Nói môi trường kinh doanh là nơi con người nhận ra đúng thực chất những ưu điểm và khiếm khuyết của bản thân mình quả thật là đúng. Quá trình thực tập tại công ty TNHH Đức Việt – QB tuy không dài nhưng từng đó thời gian cũng đủ để em biết được những thuận lợi cũng như những khó khăn mà

nghiệm trong chuyên môn cho bản thân để vận dụng vào công việc.

• Được sự quan tâm giúp đỡ của mọi người và sự hướng dẫn tận tình của các chị trong phòng kế toán khi làm vệc.

• Bản thân có thái độ nghiêm túc khi làm việc tuân theo các nội quy, quy định chung trong công ty.

• Luôn đề cao tinh thần học hỏi, tìm tòi và tiếp thu các cách làm việc có kế hoạch, hiệu quả của mọi người trong công ty.

• Ngoài những chứng từ đã được làm quen trong quá trình học tập như: hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, giấy nhập kho, xuất kho …thì trong qua trình thực tập em được tiếp xúc với nhiều loại chứng từ mới mà trước đây chưa có cơ hội thấy: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, báo cáo bán hàng; bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ; Bảng thanh toán hàng đại lý (ký gửi), thẻ quầy hàng; Giấy nộp tiền; Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày và các Biên bản thừa thiếu hàng, Biên bản giảm giá hàng bán, Biên bản hàng bán bị trả lại …

• Tiếp cận được với các hình thức kế toán mà công ty áp dụng.

• Ngoài những hoạt động chính là kinh doanh công ty còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ để các nhân viên trong công ty có cơ hội để hiểu nhau hơn tạo mối quan hệ thân mật, tôn trọng và cùng hợp tác với các nhân viên.

Khó khăn:

• Lần đầu tiên trực tiếp hoạt động trong một môi trường kế toán, tuy đã được trang bị nhiều kiến thức nhưng bản thân em vẫn nhận thấy mình còn nhiều bỡ ngỡ và khiếm khuyết trong quá trình thực hành.

• Những kinh nghiệm trong việc xử lý các chứng từ bị sai hàng ngày của công ty còn kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.3.2. Kiến nghị, đề xuất của bản thân sinh viên.

Thực tập là thời điểm mà sinh viên có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tù đó đúc rút ra được những ý kiến của bản thân họ cho những vấn đề mà họ nhìn thấy. Qua đợt thực tập tổng quan tại công ty TNHH Đức Việt – QB em xin đưa ra một số kiến nghị sau. Mong rằng những ý kiến này sẽ đóng góp một phần nào để hoàn thiện hơn bộ máy của công ty cũng như những định hướng của nhà trường trong các kỳ thực tập sau cho sinh viên.

Đối với công ty:

• Công ty nên mở các kênh phân phối sản phẩm của mình đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ rộng hơn.

• Công ty phải tự đánh giá khả năng cạnh tranh của mình, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

• Cần xây dựng hoàn chỉnh các chính sách, kế hoạch, phương hướng phát triển của mình trong thời gian tới để xác định nhiệm vụ, kế hoạch lao động cho phù hợp.

• Nhân viên kế toán trong công ty phải đảm đương quá nhiều công việc trong một lúc. Do đó bộ phận này cần phân chia công việc cho đồng đều giữa các bộ phận trong công ty.

• Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên, có chế độ đãi ngộ hợp lý, khuyến khích khen thưởng nhân viên có ý thức, trách nhiệm.

• Tăng cường tìm kiếm các hợp đồng dài hạn hơn.

báo cáo tốt hơn.

• Nhà trường cần tăng thêm giờ thực hành để sinh viên hiểu và biết cách ghi chép vào sổ sách kế toán.

• Thư viện của nhà trường cần cung cấp nhiều tài liệu, sách giáo trình về chuyên ngành kế toán hơn tạo điều kiện cho sinh viên được bồi đắp nhiều kiến thức hơn.

• Nhà trường cần tích cực tạo điều kiện cho sinh viên gặp mặt, giao lưu, tìm hiểu các doanh nghiệp trước thời gian thực tập. Điều này không những giúp nhà trường tạo nên sự gắn kết với doanh nghiệp, mà còn tạo điều kiện cho sinh viên làm quen ban đầu với doanh nghiệp, cũng như trong việc lựa chọn đơn vị thực tập và việc làm sau này.

KẾT LUẬN

Thực tập là thời gian để sinh viên xâm nhập vào thực tế, tìm hiểu thực tế và thông qua đó nâng cao nhận thức của mình về công việc kế toán, tác dụng của kế toán, trách nhiệm của nhân viên kế toán. Đồng thời, quá trình thực tập tạo điều kiện cho sinh viên phát huy khả năng của mình để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, áp dụng những gì đã học để tập làm nghiệp vụ của một kế toán viên thực tế nghề nghiệp ban đầu, củng cố kiến thức đã học trong trường, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để sớm thích ứng với công tác kế toán sau khi tốt nghiệp ra trường. Đây cũng là thời gian để sinh viên học tập rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật,tự giác, độc lập, chủ động trong nghiên cứu, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp của người cán bộ tài chính kế toán.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Đức Việt – QB được tiếp cận vào thực tế, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị và đặc biệt là các chị trong bộ

trường. Với sự nhiệt tình giúp đỡ của bộ phận kế toán, sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của Th.S Phan Thị Thu Hà, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện:

[1] Báo cáo tài chính công ty TNHH Đức Việt – QB giai đoạn 2010 – 2012. [2] TS. Nguyễn Mạnh Toàn (2011), “Giáo trình hệ thống thông tin kế toán”, NXB Tài chính.

[3] Vũ Kim Dung (2006), “Giáo trình kinh tế học vi mô”, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[4] Bộ giáo dục và đào tạo (2009), “Giáo trình kinh tế học vĩ mô”, NXB Giáo dục.

[5] GS.TS Ngô Thế Chi "Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính.

[6] Phan Thị Thu Hà, năm 2011,“ Giáo trình kế toán tài chính I ”, Trường ĐH Quảng Bình.

[7] Nguyễn Tuyết Khanh, năm 2010,“Bài giảng tài chính doanh nghiệp I”, Trường ĐH Quảng Bình.

[8] Giáo trình: “Kinh tế nguồn nhân lực”(Năm 2006) – Nhà xuất bản Đại học KTQD

[9] Giáo trình “Kinh tế các ngành thương mại- dịch vụ” (Năm 2002) – Nhà xuất bản thống kê [10] Một số trang web: www.tailieu.vn www.danketoan.vn www.tapchiketoan.com.vn www.tailieuketoan.com.vn www.webketoan.vn

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH đức việt, tỉnh quảng bình (Trang 49 - 56)