Tổ chức công tác kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH đức việt, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 29)

PHẦN V: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

5.4.Tổ chức công tác kế toán tại công ty

Để có một bộ máy hoạt động linh hoạt thì đòi hỏi công ty đó phải tổ chức công tác kế toán đúng đắn. Chính vì vậy Công ty TNHH Đức Việt – QB đã áp dụng hình thức kế toán với mô hình kế toán tập trung.

5.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán tại công ty

Ghi chú: : Mối quan hệ trực tuyến : Mối quan hệ chức năng.

Sơ đồ 4: Tổ chức bộ máy kế toáncủa công ty TNHH Đức Việt – Quảng Bình. (Nguồn: bộ phận kế toán)

Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp)

Kế toán

bán hàng công nợKế toán Thủ quỹ Kế toán

5.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.

Kế toán trưởng: Là người phụ trách chỉ đạo công tác kế toán toàn công ty

kiểm tra tình hình hạch toán và báo cáo tài chính là người hỗ trợ đắc lực cho giám đốc về chra biện pháp vận dụng của các chế độ quản lý thích hợp đối với công ty.

Kế toán tổng hợp : Hạch toán tổng hợp các số liệu do kế toán cung cấp, xác

định kết quả kinh doanh và báo cáo quyết toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Kế toán tổng hợp còn phụ trách hạch toán kế toán TSCĐ, theo dõi tình hình biến động về TSCĐ cũng như việc tính khấu hao hàng quý, hàng năm.

Kế toán thanh toán: Phải theo dõi thường xuyên liên tục các khoản nợ của

khách hàng và khoản phải trả của DN. Lên kế hoạch thu nợ và thanh toán nợ đảm bảo cho vòng tiền của DN đảm bảo.

Kế toán bán hàng:Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại công ty, làm

báo giá, hợp đồng, tư vấn, chăm sóc khách hàng, cập nhật giá cả, sản phẩm mới và quản lý thông tin khách hàng. Sổ sách, chứng từ liên quan đến bán hàng của công ty.

Thủ quỹ : Chịu trách nhiệm trực tiếp về tiền trong quá trình thu, chi theo thủ

tục quy định, hợp lệ, kịp thời. Hằng ngày phải chuyển tiền nộp vào ngân hàng, giảm tối đa tồn quỹ tiền mặt trong ngày.

5.4.3. Hình thức kế toán mà công ty áp dụng

Công ty TNHH Đức Việt – QB áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ - ghi sổ”. Đây là hình thức phù hợp với tổ chức bộ máy và trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán được đào tạo tương đối đồng đều.

• Hàng ngày, các hoạt động kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốcdo các phòng ban và cá nhân chuyển đến, kế toán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ và sau đó ghi vào Chứng từ ghi sổ. Chứng từ

sau khi được ghi vào sổ Chứng từ ghi sổ thì chuyển đến cho bộ phận kế toán hạch toán chi tiết cho những đối tượng mà kế toán cần theo dõi chi tiết.

• Căn cứ vào số liệu trên cơ sở Chứng từ ghi sổ, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp.

Các sổ cái như mua hàng chưa thanh toán, thu, chi tiền mặt; hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan. Định kỳ từ 3 đến 10 ngày hoặc cuối tháng tùy thuộc vào khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà tổng hợp ghi vào sổ cái sau khi đã lọai trừ số trùng lặp một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt.

• Cuối quý, cộng số liệu ghi trên sổ cái và lập bảng cân đối phát sinh.

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ

Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối ngày Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 5: Quy trình ghi sổ nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm, hàng hóa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty TNHH Đức Việt – QB.

Công ty TNHH Đức Việt – QB áp dụng luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam theo quyết định số 48/2006-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung theo chế độ kế toán của Bộ tài chính.

• Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12. • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND).

• Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên. • Phương pháp xác định hàng hóa tồn kho cuối kỳ: Kiểm kê thực tế.

• Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền.

• Phương pháp khấu hao TSCĐ: Tỷ lệ khấu hao đường thẳng. • Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Theo hóa đơn bán hàng. • Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc. • Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Trực tiếp theo báo nợ.

• Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Theo chứng từ gốc phát sinh. • Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Theo tỷ giá nhà nước công bố. • Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: theo

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH đức việt, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 29)