Thu thập và phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC THEO DÕI , BÁO CÁO TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Trang 30 - 34)

IV. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THEO DÕI, THU THẬP VÀ XỬ

5.3. Thu thập và phân tích dữ liệu

5.3.1.Hành trình của dữ liệu

Dữ liệu lấy từ thực địa sẽ dần được tập hợp và phân tích qua nhân viên Ban QLDA và Chủ dự án, các cơ quan đối tác và tới một điểm trung tâm nơi mà dữ liệu sẽ giúp lãnh đạo Ban quản lý dự án và Cơ quan chủ quản ra quyết định và báo cáo lên cấp trên. Bằng cách này, dữ liệu sẽ được chuyển thành thông tin và kiến thức làm cơ sở cho các quyết định. Dữ liệu chỉ là các nguyên

liệu thô và bản thân nó không có ý nghĩa. Dữ liệu chỉ trở nên có ý nghĩa nếu nó được tổng hợp và phân tích để có thể trở thành thông tin. Kiến thức xuất hiện khi thông tin được liên hệ ngược trở lại các hoạt động nhằm đưa ra những giải thích và rút ra các bài học giúp cấp quản lý ra quyết định. Điều quan trọng là không những cần phải lập kế hoạch thu thập dữ liệu như thế nào mà còn phải lập kế hoạch để dữ liệu được chuyển thành thông tin như thế nào.

5.3.2.Các phương pháp theo dõi

• Các phương pháp chọn mẫu (ví dụ: theo xếp hạng nghèo đói hoặc theo vị trí địa lý);

• Các phương pháp theo dõi nòng cốt (ví dụ: phân tích các bên liên quan và sử dụng các phiếu điều tra);

• Các phương pháp thảo luận nhóm (như lấy ý kiến tập thể và phân vai); • Các phương pháp thu thập các thông tin phân bổ theo không gian (như bản đồ và sơ đồ);

• Các phương pháp thu thập các mẫu thay đổi theo thời gian (như nhật ký và ảnh);

• Các phương pháp phân tích các mối quan hệ và các liên kết (như khung lôgíc, sơ đồ tác động, cây vấn đề);

• Các phương pháp xếp hạng và đánh thứ tự ưu tiên (như ma trận, danh mục).

5.3.3.Thu thập dữ liệu để theo dõi

Để thu thập dữ liệu theo dõi cần lập kế hoạch thu thập dữ liệu, chú ý tới các yếu tố sau đây để đảm bảo tính tin cậy:

• Xem xét xem ai sẽ thu thập dữ liệu – những người thu thập dữ liệu ở cấp cơ sở sẽ cần phải có các kĩ năng phù hợp với phương pháp thu thập được lựa chọn. Đối với các phương pháp khảo sát, có thể sẽ cần phải có người phỏng vấn hoặc người hỗ trợ thảo luận nhóm. Đối với việc đo đạc kỹ thuật lại cần phải có kỹ sư và giám sát kiểm chứng. Luôn cân nhắc tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng của dữ liệu và chất lượng các cuộc thảo luận với các bên liên quan. Các yếu tố này có thể bao gồm: tuổi tác, giới tính, trình độ và vị trí trong xã hội, trình độ học vấn, mức độ kinh tế- xã hội, tính cách và thái độ, sức khỏe, ngôn ngữ, tôn giáo và tập quán văn hóa.

• Xem xét việc phân công thu thập và phân tích dữ liệu – số người tham gia vào mỗi một giai đoạn thu thập dữ liệu sẽ có ảnh hưởng tới độ thống nhất và tính chính xác của dữ liệu. Càng hiểu người tham gia vào quá trình này thì càng cần phải giám sát chất lượng và tổ chức kỹ hơn.

• Đảm bảo người tham gia biết sử dụng các phương pháp thu thập và

phân tích dữ liệu –đối với mỗi phương pháp, những người thực hành cần phải

thử nghiệm trước và thực hành một số lần, được đào tạo ngay trong công việc

hoặc thông qua một số hình thức tăng cường năng lực khác.

• Đảm bảo ngôn ngữ được hiểu một cách rõ ràng: - Với điều kiện lý tưởng thì những người xuống thực địa lấy số liệu nên hoặc nói được tiếng địa phương, hoặc phải đi cùng một phiên dịch tin cậy. Nếu có thể thì cũng nên đào tạo cho cán bộ phiên dịch các phương pháp theo dõi đã lựa chọn. .

• Chuẩn bị một số thứ cần thiết cho mỗi một phương pháp, chẳng hạn

như các vật dụng - Luôn đảm bảo tổ chức dụng cụ gọn gàng, chuẩn bị cả các

dụng cụ sơ cua phục vụ cho việc đo đạc và ghi chép (văn phòng phẩm, biểu mẫu, các sơ đồ, v..v.)

5.3.4.Tổng hợp, phân tích và lưu trữ dữ liệu a, Phân tích dữ liệu định lượng

Phần lớn các hệ thống theo dõi đều giúp phân tích dữ liệu định lượng nhiều hơn dữ liệu định tính. Phân tích dữ liệu định lượng thường bao gồm các tính toán như tính tổng số và giá trị trung bình các hoạt động được thực hiện hoặc tỷ lệ % so với kế hoạch hay mục tiêu. Phân bố tần suất và phân tích hồi quy có thể giúp đọc và phân tích dữ liệu. Trong một số trường hợp, có thể phải vận dụng những phân tích phức tạp hơn như phân tích chi phí - lợi ích.

b, Phân tích dữ liệu định tính

Phân tích dữ liệu định tính khác và khó hơn rất nhiều so với phân tích dữ liệu định lượng, đặc biệt đối với những người không quen giải quyết những vấn đề liên quan đến ý kiến, quan điểm, nhận thức của các cơ quan tham gia và những câu trả lời không chuẩn mực. Thông qua phân tích các thông tin thu thập được có thể rút ra những kết luận từ mỗi câu hỏi hoạt động hay chỉ số. Quá trình phân tích cũng đòi hỏi phải phân loại câu trả lời từ các dữ liệu thô. Một số lưu ý khi phân tích số liệu định tính:

• Cán bộ thu thập dữ liệu tham gia phân tích - tất cả các cán bộ thu thập dữ liệu và cán bộ điều phối cần tham gia buổi họp phân tích dữ liệu. Điều này rất quan trọng vì như vậy, những người có mặt khi thu thập dữ liệu cũng tham gia vào quá trình phân tích. Cán bộ điều phối theo dõi các cuộc thảo luận mở và có thể rút ra nhiều điều giúp giải thích dữ liệu trong khi phân tích.

• Cùng một lúc vừa thu thập vừa phân tích các dữ liệu định tính

• Sử dụng thang điểm để tóm tắt và tổng hợp dữ liệu định tính - nếu tiêu chí hoặc thang điểm được xác định trước cho quá trình phần tích dữ liệu định tính thì có thể sử dụng hệ thống xếp loại hoặc cho điểm để mô tả và các dữ liệu khác.

• Cần cơ cấu phân tích cho từng câu hỏi hoạt động và từng nhóm

người được phỏng vấn

c, Các phương pháp phân tích so sánh

Có bốn phương pháp thường có thể sử dụng để theo dõi những thay đổi trong chương trình nông thôn mới

• Trước và sau - so sánh dữ liệu đo lường một chỉ số “trước” và “sau” khi chương trình được thực hiện. Dữ liệu đo trước khi chương trình, dự án thực hiện gọi là dữ liệu đầu kỳ.

• Có và không có (đối chứng) - so sánh dữ liệu đo lường một chỉ số tại cộng đồng hoặc địa phương có hoạt động đầu tư với dữ liệu tương ứng thu được tại cộng đồng hoặc địa phương tương tự khác không có hoạt động đầu tư. Đây cũng được gọi là “so sánh đối chứng” vì cộng đồng hoặc địa phương không có hoạt động đầu tư được gọi là “đối chứng”.

• BACI (Trước – Sau – Đối chứng – Tác động) – phương pháp này là tổng hợp của hai phương pháp trên.

• Thay đổi so với kế hoạch - so sánh hoạt động hoặc kết quả thực tế với kế hoạch

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC THEO DÕI , BÁO CÁO TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w